| Hotline: 0983.970.780

Đo dinh dưỡng đất bằng cảm biến Optifert

Thứ Tư 06/11/2013 , 10:03 (GMT+7)

Optifert cảm biến dinh dưỡng đất là một cảm biến chuyên dụng để đo nhanh cùng lúc hàm lượng các yếu tố đa dinh dưỡng NPK (Nitrate NO3, NH4 amoni, Kali K và Phosphate PO4) trên đồng ruộng.

Cảm biến mới Optifert "Phòng thí nghiệm trên con Chip" hay còn gọi là “Cảm biến dinh dưỡng đất” do Hãng Pessl Instruments nghiên cứu phát triển đã được trao tặng Huy chương Bạc tại Hội chợ nông nghiệp Agritechnic được tổ chức tại Hanover (Đức).

Optifert cảm biến dinh dưỡng đất là một cảm biến chuyên dụng để đo nhanh cùng lúc hàm lượng các yếu tố đa dinh dưỡng NPK (Nitrate NO3, NH4 amoni, Kali K và Phosphate PO4) trên đồng ruộng. Các dữ liệu được cung cấp cho phép sử dụng phân bón theo yêu cầu.

Công nghệ này cho phép khảo sát nhanh hàm lượng dinh dưỡng cơ bản của đất nhờ 1 vi mạch nhỏ với đường kính chỉ chừng vài mm mà không cần các thiết bị phòng thí nghiệm cồng kềnh với chi phí đắt đỏ, phải tốn thời gian chờ đợi kết quả.

Không giống như các cảm biến thông thường khác (ví dụ ion điện cực chọn lọc để đo nitrat tinh khiết) cảm biến này phát hiện các hợp chất mẫu khác nhau, như nguyên tắc cảm biến thường được áp dụng cho tất cả các ion trong chất lỏng.

Phân tích có thể phân biệt được tất cả các chất đa dinh dưỡng NO3, NH4, K và PO4 trong một thao tác duy nhất, trong vòng 120 giây sau khi đưa mẫu chất lỏng đất được đặt trên con chip. Cảm biến dinh dưỡng NPK đất là một công nghệ đột phá, công cụ mạnh mẽ phục vụ cho bón phân hiện đại, tiết kiệm chi phí theo nhu cầu của cây và đất thay cho bón ước lượng trước đây.

Cảm biến cũng có thể được tích hợp trong một hệ thống bón phân tự động mà ứng dụng của phân bón được dựa trên dữ liệu cảm biến dinh dưỡng đất, được hỗ trợ bởi thông số độ ẩm của đất và các dữ liệu khí hậu do Trạm iMetos cung cấp tự động.

PGS.TS Mai Quang Vinh (Chủ nhiệm Chương trình iMetos Việt Nam) cho biết, sắp tới chương trình iMetos Việt Nam sẽ chuyển giao công nghệ các trạm khí hậu (thời tiết) tự động kèm theo các hệ thống tưới, bón phân tự động công nghệ cao có dùng cảm biến Optifert thông minh và thiết bị khảo sát dinh dưỡng NPK cầm tay tại Việt Nam.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm