| Hotline: 0983.970.780

'Đỗ hay trượt không phụ thuộc hệ số điểm ưu tiên'

Thứ Ba 12/08/2014 , 14:31 (GMT+7)

Cục phó Khảo thí Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Nghĩa cho biết, việc đỗ hay trượt của thí sinh phụ thuộc vào việc nhân hệ số môn chính chứ không phụ thuộc điểm ưu tiên.

- Bộ vừa công bố công thức mói tính tổng điểm xét tuyển của thí sinh thi đại học vào các trường, ngành có môn thi chính: [Điểm 2 môn thi + điểm môn thi chính x 2] + điểm ưu tiên (nếu có)  x 4/3. Ông giải thích thế nào về cách tính mới của năm nay?

- Việc nhân đôi điểm môn chính sẽ chuyển thang điểm của thí sinh từ 30 sang thang điểm 40. Vì vậy, điểm xét tuyển tối thiểu có tính đến hệ số môn chính sẽ bằng điểm xét tuyển cơ bản nhân với 4/3. Tương tự, điểm ưu tiên cũng bằng điểm ưu tiên theo Quy chế (ứng với hệ điểm 30) nhân với 4/3.

Thực tế, môn thi chính nhân hệ số hai mới ảnh hưởng nhiều đến tổng điểm của thí sinh chứ không phải là điểm ưu tiên.

- Nhiều học sinh và phụ huynh bức xúc vì Bộ công bố công thức tính điểm xét tuyển quá muộn, lẽ ra cần thông báo trước kỳ thi. Đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này, thưa ông?

- Năm nay khác với năm ngoái ngay từ trước kỳ thi tuyển sinh, trong công văn số 2241 ngày 5/5, Bộ đã yêu cầu các trường công khai chọn môn thi chính và đưa ra cách xác định điểm chuẩn xét tuyển có tính tới hệ số môn chính (khác với những năm trước, các trường không được nhân hệ số điểm cho môn chính khi so sánh với điểm sàn). 

Công văn này cũng quy định: căn cứ vào kết quả thi đại học, cao đẳng của thí sinh cả nước, Hội đồng xác định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào đề xuất Bộ trưởng Giáo dục xem xét công bố một số mức (3 hoặc 4 mức) điểm xét tuyển cơ bản cho từng khối thi.

Trong nhiệm vụ của hội đồng cũng giống như các năm trước, ngoài việc đưa ra các mức điểm xét tuyển cơ bản (trước kia là điểm sàn), còn phải chỉ ra với từng khu vực, từng đối tượng, điểm xét tuyển cơ bản sẽ lùi xuống bao nhiêu. Chính vì vậy, Hội đồng phải đưa ra công thức tính điểm ưu tiên với các ngành có quy định môn thi chính.

Hơn nữa, theo Quy chế, sau khi Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo họp xong, ra quyết định thì các trường mới dựa vào đó để xác định điểm chuẩn trúng tuyển.

- Vậy Bộ tính toán thế nào về ảnh hưởng của việc nhân hệ số hai với môn thi chính đến tổng điểm thí sinh?

- Nghiên cứu tác động của nhân hệ số điểm môn chính khi không có tác động của điểm ưu tiên (coi như học sinh ở khu vực 3 không có ưu tiên gì), chúng tôi xét 3 trường hợp: điểm môn chính bằng hoặc thấp hơn hoặc cao hơn điểm trung bình của 3 môn.

Học sinh thi khối B có kết quả: Toán 4, Hóa 6, Sinh 5. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm (bằng điểm xét tuyển cơ bản); nếu quy định Sinh là môn chính, tổng điểm nhân hệ số là 20 (4+6+10) và điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính là:15x4/3=20. Như vậy, dù quy định môn chính hay không thì học sinh vẫn đạt ở mức điểm xét tuyển tối thiểu mà trường chọn.

Nếu học sinh thi khối B có kết quả: Toán 5, Hóa 6, Sinh 4. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Tổng điểm nhân hệ số môn chính Sinh là 19 (5+6+8) dưới mức điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính (15x4/3=20).

Còn trường hợp học sinh thi khối B có kết quả: Toán 4, Hóa 4, Sinh 6. Tổng điểm nhân hệ số môn chính là 20 (4+4+12) bằng mức điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính (15x4/3=20).

Ba ví dụ trên cho thấy: nếu điểm môn chính bằng điểm trung bình 3 môn thì việc nhân hệ số môn chính không có tác động gì. Nếu học sinh có kết quả môn chính cao hơn trung bình sẽ được lợi, còn thấp hơn thì sẽ thiệt khi xét tuyển. Đây là ưu điểm của việc quy định môn chính (cho phép chọn được học sinh có năng lực ở môn chính).

- Còn tác động của việc nhân hệ số cho điểm ưu tiên thì như thế nào?

- Như phân tích ở trên, để loại bỏ tác động của việc nhân hệ số môn chính, ta phải chọn ví dụ sao cho điểm môn chính bằng điểm trung bình của 3 môn. Học sinh thi khối B, được hưởng ưu tiên 3 điểm theo Quy chế có kết quả: Toán 5, Hóa 3, Sinh 4. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm (5+3+4+3 điểm ưu tiên) bằng điểm xét tuyển cơ bản.

Nếu Sinh là môn chính và không nhân hệ số cho điểm ưu tiên thì tổng điểm là 19 (5+3+8+3) và tổng điểm nhân hệ số môn chính là 20 (15x4/3=20). Nếu nhân hệ số cho điểm ưu tiên, điểm của học sinh sẽ là: 5+3+8+3x4/3=20, đúng bằng điểm xét tuyển cơ bản có xét đến hệ số môn chính.

Như vậy chúng ta đã thấy rõ, nếu nhân hệ số 2 với môn thi chính mà không nhân hệ số điểm ưu tiên thì học sinh sẽ bị thiệt. Việc nhân hệ số cho điểm ưu tiên khi quy định môn thi chính nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh.

- Vậy việc nhân hệ số điểm ưu tiên có thể biến thí sinh từ trượt thành đỗ, ý kiến của ông thế nào?

- Đó là những nhận định sai và đang lẫn lộn giữa tác động của việc nhân hệ số môn chính với nhân hệ số điểm ưu tiên. Tôi đưa thêm 2 ví dụ đều nhân hệ số cho điểm ưu tiên, nhưng chọn 2 tình huống khác nhau sẽ có kết quả khác nhau:

Thứ nhất là học sinh thi khối B, được hưởng ưu tiên 3 điểm theo Quy chế có kết quả: Toán 5, Hóa 4, Sinh 3. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm (5+4+3+3 điểm ưu tiên) bằng điểm xét tuyển cơ bản; nhưng khi xét đến hệ số môn chính, sẽ là 19 điểm (5+4+3.2+3.4/3) thấp hơn điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính (20 điểm) mặc dù vẫn nhân hệ số cho điểm ưu tiên.

Thứ hai là học sinh thi khối B, được hưởng ưu tiên 3 điểm theo Quy chế có kết quả: Toán 3, Hóa 3, Sinh 5. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 14 điểm (3+3+5+3 điểm ưu tiên) thấp hơn điểm xét tuyển cơ bản; nhưng khi xét đến hệ số môn chính, sẽ là 20 điểm (3+3+5.2+3.4/3), bằng điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính. Điều này có thể gây ra nhầm lẫn rằng học sinh được lợi do nhân hệ số cho điểm ưu tiên trong khi thực chất đấy là do tác động của việc nhân hệ số môn chính.

Xem thêm
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Apple xác định Việt Nam là một cứ điểm trên toàn cầu

Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam. Trước đó, vào tháng 5/2022 tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Giám đốc điều hành Apple.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.