| Hotline: 0983.970.780

Đổ xô đào đá cảnh ở nghĩa địa

Chủ Nhật 05/12/2010 , 09:10 (GMT+7)

10 ngày nay, hàng trăm người dân mang theo xà beng, cuốc, xẻng ra khu nghĩa địa phường An Tây, dưới chân ngọn núi Ngự Bình để đào những khối đá tổ ong mang bán.

10 ngày nay, hàng trăm người dân mang theo xà beng, cuốc, xẻng ra khu nghĩa địa phường An Tây, dưới chân ngọn núi Ngự Bình nổi tiếng ở Thừa Thiên - Huế để đào những khối đá tổ ong mang bán.

Từ công trường đào đá đến chân núi Ngự Bình chỉ vài trăm mét. Đây là ngọn núi nổi tiếng nhất xứ Huế, cao 105 m, từ đây có thể nhìn thấy kinh thành Huế với hệ thống lâu đài thành quách, sông Hương.

Theo người dân, khi cất bốc mộ ở khu nghĩa địa phường An Tây, thành phố Huế, để giải tỏa mặt bằng xây trường học, những khối đá màu nâu đậm, to khoảng 0,3-0,5 m3 lộ ra. Biết là đá tổ ong chơi cảnh, người dân rủ nhau đào bán cho các chủ cơ sở chậu cây cảnh. Ban đầu chỉ vài người, sau hàng trăm người kéo đến đào bới sâu tới 2 m. Đá được bán theo khối hoặc theo viên, mỗi khối giá 1,2-1,5 triệu đồng, đá nhỏ 800.000-1 triệu đồng.

Cả những viên đá nhỏ cũng được thu lượm. Tính ra trung bình mỗi ngày, người đi đào đá thu nhập xấp xỉ 500.000 đồng mỗi người.

Hiện chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp can thiệp để bảo vệ khu đất dưới chân núi Ngự Bình.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.