| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp không mua, người trồng dưa ngoại... làm thức ăn cho bò

Thứ Tư 27/07/2016 , 08:38 (GMT+7)

Hàng chục tấn dưa lưới (nguồn giống nhập ngoại) ở Quảng Ngãi chất đống, không bán được. Dưa nằm trong nhà kho, vứt la liệt ngoài ruộng. Người trồng dưa đành đem cho bò, gà, lợn... ăn.

Lão nông Phạm Trung Việt (60 tuổi) ở thôn Nhơn Hòa 2, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn bức xúc: “Tuy giá mua vẫn như cũ, nhưng người của doanh nghiệp đưa ra lý do là dưa đợt này xấu, vỏ nhiều vết nứt, nên chỉ lựa mua một số lượng ít, làm tôi lỗ gần 30 triệu đồng”.

Nông dân Quảng Ngãi mới đưa dưa lưới về trồng 2 - 3 năm nay. Đầu tiên, khoảng 10 hộ dân ở xứ đồng cây Da, thôn Nhơn Hòa 2 liên kết với Cty TNHH Giống cây trồng Kim Hưng Phú ở TP.HCM trồng thử. Vụ đầu tiên Cty cho mượn giống và phân (1 bao phân loại 50 kg/sào); vụ thứ 2 trở đi Cty chỉ ứng trước giống, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật và sẽ thu mua lại dưa.

Ông Võ Tấn Chánh (56 tuổi) cho biết, đây là vụ thứ hai ông trồng dưa lưới. Vụ trước (năm 2015), ông trồng 3 sào Trung bộ (mỗi sào 500m2), sau khi trừ các khoản chi phí (chưa tính công lao động), thu hơn 30 triệu đồng. Năm 2016 ông Chánh tiếp tục đầu tư trồng dưa lưới 4 sào. Nhưng vụ dưa này gia đình ông bắt đầu gặp “quả đắng”, chỉ bán được trên 2 tấn, thu trên 22 triệu đồng, còn 6 tấn không bán được do DN chê xấu.

Năm nay ở xã Bình Tân có khoảng 10 hộ trồng dưa lê Tú Thanh với 3,2ha. Trong đó, ông Phạm Trung Việt (60 tuổi) trồng nhiều nhất, với 1ha. Tuy nhiên, ông Việt không xuống giống một lượt mà chia làm 2 trà. Trà 1 trồng 10 sào cuối tháng 3 và trà 2 giữa tháng 5.

Ông Việt chia sẻ, sau khi được DN đồng ý bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá loại 1 (từ 1,4 - 2,5 kg/trái và bề mặt bên ngoài không bị tì vết) là 9.000 đồng/kg; loại 2 (dưới 1,4 kg/trái) có giá 4.000 đồng/kg, ông đã đầu tư khoảng 100 triệu để trồng 1ha dưa lê (giống dưa Tú Thanh).

Trà dưa đầu suôn sẻ, sản lượng dưa thu gần 15 tấn, gồm loại 1 khoảng 10 tấn, còn lại là loại 2, ông Việt thu về khoảng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, đến trà 2 cách đây vài ngày, kết quả không như ông Việt mong đợi. Trà dưa này (0,5ha) sản lượng 16 tấn, ông chỉ bán được có 6 tấn, còn lại hơn 10 tấn DN không mua.

Để vớt vát, ông Việt và những người người dân thuê xe chở 10 tấn dưa đến các chủ đại lý trái cây nhờ bán giúp, nhưng cũng không tiêu thụ được bao nhiêu. Họ đành bổ dưa lưới làm thức ăn cho bò, lợn, gà...

Qua tìm hiểu, không riêng gì ông Việt, khá nhiều hộ trồng dưa lưới ở xã Bình Tân bị Cty TNHH Giống cây trồng Kim Hưng Phú “thẳng tay” loại bỏ, không mua dưa khi kêu trái dưa có sẹo, vết nứt... nên lỗ hàng chục triệu đồng.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm