| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp nào thiết tha sản xuất lúa giống?

Thứ Sáu 05/11/2010 , 10:42 (GMT+7)

Hầu hết các giống lúa lai do Việt Nam lai tạo đã sớm chết yểu. Một câu hỏi đặt ra: Các nhà khoa học Việt Nam kém tài hay các DN không thiết tha SX giống?

SX giống lúa F1 Nhị ưu 838 trên cánh đồng Mường Lò

So với hàng chục tổ hợp lúa lai Trung Quốc, hai giống lúa lai mang thương hiệu Made in Việt Nam là TH 3-3 và VL20 được nông dân chấp nhận, cạnh tranh được. Còn lại, nhiều giống lúa lai do các nhà khoa học Việt Nam lai tạo thì sớm chết yểu. Một câu hỏi đặt ra: Các nhà khoa học Việt Nam kém tài hay các DN không thiết tha SX giống?

Bài viết này chúng tôi không lạm bàn chuyện các nhà khoa học Việt Nam kém tài, việc này để các nhà khoa học lên tiếng. Bởi, lai tạo thành công một giống lúa liên quan tới nhiều vấn đề, không chỉ tài năng niềm say mê của nhà khoa học mà còn kinh phí, máy móc, trang thiết bị cho nghiên cứu và chế độ đãi ngộ nhà khoa học. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập một vấn đề: DN nào thiết tha SX lúa giống?

Chúng tôi thử đưa ra một vài con số ví dụ: Trung bình mỗi tỉnh có từ 2- 3 DN cung ứng giống, 20-30 cửa hàng bán giống, thì cả nước sẽ có khoảng 190 đơn vị kinh doanh giống (lớn) và trên 1.800 cửa hàng bán giống. Trong khi đó những DN sản xuất giống, nhất là giống lai chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Điều này lý giải vì sao các giống ngô lai, lúa lai ngoại đang làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam. Họ đưa ra bất cứ giá nào (tuỳ thuộc vào năng suất, chất lượng) người nông dân cũng phải chấp nhận. Mơ ước của nông dân Việt Nam về giá giống rẻ là điều xa vời, các công ty giống ngoại quốc sẽ còn thao túng thị trường Việt Nam đến khi nào thì không ai đoán được.

 Ông Nguyễn Thanh Lâm - PGĐ TTKN Quốc gia đã phát biểu những lời gan ruột sau khi đi thăm cánh đồng SX lúa lai LC25, LC212, LC70 do Trung tâm Giống NLN Lào Cai chọn tạo: Chúng ta đang khuyến khích, lôi kéo các DN tham gia nghiên cứu, SX lúa giống. Nhưng nhiều DN không thiết tha, họ chỉ lo mua và bán giống. Sản xuất giống lúa lai đòi hỏi công nghệ cao và tốn kém rất nhiều tiền bạc, Lào Cai là một tỉnh nghèo nhưng đã dành một phần kinh phí đáng kể cho việc nghiên cứu, chọn tạo và tổ chức SX thành công giống lúa lai là việc làm rất đáng biểu dương…

TTGNLN Lào Cai từ nhiều năm nay đã phối hợp với một số đơn vị nghiên cứu của nước ngoài lai tạo, SX một số tổ hợp lai. Năm 2009 SX được 315 tấn lúa lai F1: LC25, LC212, VL20, năm 2010 SX được gần 400 tấn giống lúa lai F1 các loại. Giống lúa LC212 đã được Cty CP Giống cây trồng Trung ương ký biên bản ghi nhớ mua bản quyền, nhưng với rất nhiều lý do đến nay việc mua bán đó vẫn dừng ở trên giấy.

Từ năm 2008 Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc triển khai dự án “Tăng cường năng lực cải tiến giống và SX lúa vùng cao” tại các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Phú Thọ giúp các hộ nông dân SX một số giống lúa thuần chất lượng cao: N46, T10, Chiêm hương, HT1, BT13, DT122, KD18, Ải Lùn 32… là những giống lúa thuần do các nhà khoa học, các viện nghiên cứu lai tạo, chọn lọc từ nhiều vùng sinh thái khác nhau. Khi dự án chấm dứt thì các mô hình đó cũng dần teo đi, nông dân lại đi tìm mua các giống từ các đại lý, cửa hàng.
Ông Dương Đức Huy - GĐ TTGNLN Lào Cai cho biết: SX lúa giống không dễ như người ta tưởng, may mắn thì ít, rủi ro thì nhiều. Chúng tôi chỉ ngủ ngon khi nông dân đã gặt xong lúa mà không có ý kiến gì… TTGCT Yên Bái năm 2009 SX được trên 50 tấn Nhị ưu 838, năm 2010 chỉ SX được 30 tấn. Giải thích điều này, ông Nguyễn Đại Hải - GĐ Trung tâm cho biết: Do không mua được giống bố mẹ, nên Trung tâm liên kết với Cty Cường Tân SX giống lúa TH 3-3 được khoảng 20 tấn và một ít LC25.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo một số DN cung ứng giống chẳng cần giấu giếm: SX lúa giống không dễ dàng gì, chi phí lớn, thời gian quay vòng vốn lâu mà lờ lãi chẳng được bao nhiêu, trong khi đó rủi ro lại rất lớn. Mua và bán giống thời gian quay vòng vốn nhanh, đơn vị SX giống bảo hành cho mình nên không ngại lắm. Một số giống chúng tôi SX chỉ để phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, giống như chuồn chuồn đập nước, chứ không thể liều lĩnh được…

Thị trường giống lúa lai mấy năm nay luôn luôn nóng, chúng ta đang trong vòng xoáy của sự thiếu hụt nguồn giống chất lượng cao, sự lệ thuộc vào nước ngoài khiến nông dân phải chịu giá cắt cổ. Bao giờ Việt Nam mới chủ động được nguồn giống? Bao giờ các DN mới thiết tha SX giống? Đó là những điều không dễ dàng trả lời được ngay.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm