| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp phân bón gặp khó

Thứ Năm 06/03/2014 , 10:53 (GMT+7)

Hàng loạt DN nhập khẩu phân bón đang như ngồi trên chảo lửa vì Nghị định số 202/2013/NĐ-CP chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện.

Hàng loạt doanh nghiệp (DN) nhập khẩu phân bón (PB) đang như ngồi trên chảo lửa vì Nghị định (NĐ) số 202/2013/NĐ-CP đã ban hành từ ngày 27/11/2013 nhưng đến nay chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện.

Doanh nghiệp kêu trời!

Trao đổi với PV NNVN, ông Đặng Ngọc Thịnh - Giám đốc Cty LEC Việt Nam (đơn vị phân phối một loại PB lá từ Mỹ) cho biết: NĐ 202 ra đời từ tháng 11/2013 nhưng đến nay đã tháng 3/2014 vẫn chưa có Thông tư (TT) hướng dẫn đã đẩy DN chúng tôi vào thế bí.

Như sản phẩm PB lá, tôi đã bỏ tiền ra để làm khảo nghiệm, đến lúc chuẩn bị đưa vào danh mục và tiến hành nhập khẩu (NK) thì bỗng dưng bị dừng. Ông Thịnh dí dỏm ví von: Thuốc chữa bệnh cho người NK về Việt Nam còn nhanh, dễ hơn NK phân bón.

Đồng quan điểm này, đại diện Cty TNHH Baconco (KCN Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Để được nhập khẩu 7 mặt hàng PB ngay từ tháng 11/2012 công ty tôi đã khẩn trương làm các thủ tục khảo nghiệm để đưa vào danh mục PB quản lý. Gần 1 năm sau tức tháng 11/2013, 7 sản phẩm của chúng tôi chuẩn bị đưa vào danh mục để đủ điều kiện được nhập hàng PB về kinh doanh thì bỗng nhiên bị đình lại vì vướng NĐ mới. Bao nhiêu công sức của chúng tôi giờ như đổ sông đổ biển, muốn nhập hàng cũng không sao nhập được dù thủ tục đã gần hoàn tất.

Bất cập

Một số cán bộ phụ trách mảng phân bón nhận xét: NĐ 202 ra đời ngỡ giúp cho tình hình sản xuất, kinh doanh PB thêm thắt chặt, bớt bát nháo; những DN PB lớn làm ăn chân chính sẽ được nhờ thì nay dường như đang... đi ngược.

Chiếu theo NĐ 202 thì như chưa phân định được ai là người lấy mẫu phân bón? Cơ quan QLTT hay thanh tra Sở Công thương các tỉnh? Nếu là QLTT thì chưa có thông tư hướng dẫn; còn thanh tra Sở Công thương trung bình mỗi tỉnh chỉ vài ba người liệu có làm xuể? Hay lại phải tăng thêm nhân lực khiến cho bộ máy thêm cồng kềnh; trong khi trước giờ việc làm này các cơ quan thanh tra Sở NN-PTNT và lực lượng liên ngành làm rất tốt. Chính vì chưa có TT hướng dẫn, tình hình KD PB hiện nay như bỏ trống; các DN làm ăn thiếu đạo đức mặc sức tung hoành, nhất là các DN “cuốc xẻng” lâu nay khá phổ biến trên thị trường PB Việt Nam.

08-08-28_anh-2-cong-van-chinh-phu
Công văn của Văn phòng Chính phủ

Mặt khác, NĐ 202 yêu cầu các DN NK phải có chứng nhận hợp chuẩn hợp quy mới được phép NK PB và thông quan tại cửa khẩu hải quan. Trước đây, để có chứng nhận hợp quy thì DN phải đưa đi khảo nghiệm; nay DN tự công bố liệu TT hướng dẫn ra đời có đưa hợp chuẩn, hợp quy vào Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia để thực hiện hay không bởi hiện nay vẫn chưa ban hành quy chuẩn này. Nếu thiếu văn bản pháp lý này, thì tiếp tục đẩy DNNK phân bón vào tình trạng có NĐ, Thông tư nhưng vẫn chưa NK được.

Vì thế, nhiều DN nhập khẩu mong muốn khi ban hành Thông tư hướng dẫn cho NĐ 202 cần đưa hợp chuẩn, hợp quy vào Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia để làm thủ tục hải quan mới có thể thông quan khi nhập hàng. Ông L - giám đốc một DN chuyên NK PB than thở: Cứ tình trạng pháp lý về phân bón như hiện nay kéo dài thì DN NK sẽ rất khốn đốn, bỏ lỡ hết cơ hội làm ăn, kinh doanh, chúng tôi chỉ “ngồi chơi xơi nước”.

Theo tài liệu của NNVN, trước sự chậm trễ trong việc ra Thông tư hướng dẫn khiến DN kêu trời, ngày 25/1/2014 Văn phòng Chính phủ đã có công văn 690 yêu cầu Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT phối hợp với các bộ ngành liên quan, các địa phương khẩn trương hướng dẫn, tổ chức thực hiện NĐ 202 nhằm cung ứng đủ PB chất lượng; đảm bảo phục vụ yêu cầu SX nông nghiệp; đặc biệt tăng cường kiểm tra việc sản xuất KD PB giả, không đảm bảo chất lượng trên thị trường. Bộ Công thương tăng cường quản lý NK PB; nghiên cứu áp dụng quản lý NK PB bằng hình thức cấp giấy phép NK tự động…

Kẽ hở

Ông H - TGĐ một DN phân bón lớn, có chất lượng cao cho biết: “NĐ 202 cho phép DN phân bón chưa đủ đáp ứng điều kiện về SX kinh doanh thì phải bổ sung đủ điều kiện trong vòng 2 năm”. Tôi cho rằng đây là kẽ hở rất lớn của cơ quan làm luật; bởi lẽ các DN cò con làm ăn bát nháo có điều kiện thêm 2 năm để làm bậy, sau đó hết thời gian là họ sẵn sàng giải thể, thế là “huề cả làng”; thiệt hại vẫn là những bà con nông dân.

Ông H hiến kế, hàng năm Bộ NN-PTNT có quy định đánh giá, xếp loại DN PB, theo đó loại A (1 năm kiểm tra 1 lần - đạt mọi mặt về các tiêu chí); loại B (6 tháng kiểm tra 1 lần - phần lớn các tiêu chí quan trọng đều đạt); loại C (3 tháng kiểm tra 1 lần - không đạt được tiêu chí nào).

Vậy nên chăng cần dẹp luôn các đơn vị loại C? Thực tế, nhiều cán bộ thanh tra cho biết, hầu hết các DN loại C do các điều kiện sản xuất không đạt nên sản phẩm cũng không đạt; mà những DN này là “phá” nhất, góp phần làm cho thị trường PB bát nháo, hỗn loạn. Tình trạng này nếu không xử lý nghiêm, dứt điểm thì chắc chắn PB dỏm, kém chất lượng sẽ tiếp tục tung hoành - ông H nói.

Tương tự, một giám đốc DN phân bón khác băn khoăn: Kể từ cuối năm ngoái đến nay, thị trường phân bón như đang thiếu “nhạc trưởng”, và dường như bị thả nổi, mạnh ai nấy làm. Bởi lẽ, việc ai thanh tra, lấy mẫu còn chưa ngã ngũ thì lấy ai kiểm tra? Ai xử phạt?

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm