| Hotline: 0983.970.780

Doanh nhân - tướng cướp kiêm chính trị gia

Thứ Sáu 13/10/2017 , 12:50 (GMT+7)

Dân số của 3 trong 4 bang lớn nhất Ấn Độ, Uttar Pradesh, Bihar và Tây Bengal đã đủ lớn hơn dân số của toàn nước Mỹ. Đại diện cho 3 bang này là 19 ứng cử viên quốc hội, được cho là những kẻ tay đã nhúng vào vô khối tội ác kinh hoàng, theo tạp chí Quartz.

09-29-15_p_358431687063-be42ffe8f005bdc81ce2c2537329c9b9c54e336-s800-c85
Tòa nhà quốc hội Ấn Độ (AP)

Theo báo cáo của Hiệp hội Cải tổ Dân chủ Ấn Độ, 28% số ứng cử viên thuộc 3 bang kể trên được xếp vào hàng “crorepati”, có nghĩa là có số tài sản lớn hơn 10 triệu rupi (khoảng 167.000 USD). Đây là số tiền rất lớn khi thu nhập bình quân đầu người của vùng chỉ đạt 616 USD/năm.
 

Chính trị gia - tướng cướp

Và 19 ứng cử viên “crorepati” này cũng đang đối mặt với các cáo buộc tội hình sự. 16 người trong số này bị buộc các tội nghiêm trọng như giết người. Đối với vài nhân vật, ví dụ như Dhananjay Singh, người có tài sản trị giá 27,7 triệu rupi (khoảng 462,000 USD), giết người mới chỉ là một trong nhiều tội ác bị cáo buộc. Ông này bị cho là gây ra 2 vụ giết người, một vụ hiếp dâm, một vụ bao che tội phạm, giết người không thành, cố ý gây thương tích, đối xử với người khác như nô lệ.

Nhân vật giàu có nhất là trùm giang hồ đã giải nghệ Mukhtar Ansari thuộc bang Uttar Pradesh, tài sản trị giá 186 triệu rupi (hơn 3 triệu USD). Ông này bị cáo buộc 4 tội giết người, đe dọa người khác, giả mạo giấy tờ, tham ô tài sản... Mặc dù bị cáo buộc hàng loạt tội nghiêm trọng, 19 nhân vật này từng nhiều lần trúng cử và bước vào quốc hội, đại diện cho quyền lợi của các bang lớn nhất đất nước. Họ cũng không có ý định rút lui khỏi chính trường cho dù đã dính dáng vào các vụ việc liên quan đến pháp luật. Ngay như Mukhtar Ansari, “chính trị gia kiêm tướng cướp”, đã nộp đơn tranh cử tại Agra Jail, nơi ông ta đang chờ ngày ra xét xử về tội giết người và một số tội ác khác.

Các bang Uttar Pradesh, Bihar và Tây Bengal, với những tên tội phạm giàu có nhảy vào chính trường, là nơi sinh sống của 43% dân nghèo Ấn Độ. Đặc biệt, Bihar là bang có tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ cao nhất nước (hơn 81%). Gần 70% dân số Uttar Pradesh và hơn 58% dân số Tây Bengal là người nghèo.

Trong khi đó, hầu hết các chính trị gia “đầu gấu” giàu có đến từ bang Uttar Pradesh với 12 nhân vật có tài sản từ 900.000 USD trở lên. Ba nhân vật khác đến từ bang Bihar và 4 đến từ Tây Bengal. Học giả Milan Vaishnav của Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie, nhiều năm nghiên cứu về kinh tế chính trị Ấn Độ cho rằng câu chuyện tội phạm trong hệ thống quyền lực Ấn Độ đã tồn tại hàng chục năm qua, bắt đầu tư cuộc bầu cử đầu tiên của nước này năm 1947.

“Khi đó, đảng Quốc đại (dẫn dắt Ấn Độ giành độc lập - PV) có sức hút chính trị rất lớn. Đảng này thu nạp cả những tên tội phạm nhằm huy động hoặc áp chế các lực lượng ly khai, tham gia tổ chức bầu cử, khống chế các điểm bỏ phiếu”, ông Vaishnav nói với đài NPR, Mỹ.
 

Vì sao bầu đảng cướp?

Nhưng vì sao cử tri Ấn Độ lại bỏ phiếu cho tội phạm? Theo ông Vaishnav, đây là câu hỏi rất khó.

09-29-15_p_96051202004-05d3510ce272bf3ce9c3b06f0092f51045f6878b-s1200
Phoolan Devi, thường được biết đến với tên gọi “nữ hoàng đảng cướp” nhận vòng hoa ở thủ đô New Delhi năm 1996 sau khi được bầu vào quốc hội. Bà này có 11 năm ngồi tù vì tội giết người và cướp bóc, được thả năm 1994. Devi bị ám sát năm 2001. (AP)

Các đảng phái chào đón giới tội phạm vì tiền và vì thế lực của họ, nhưng cử tri thông thường cũng ủng hộ họ là vì sao? “Tôi rất ngạc nhiên khi nói chuyện với một số cử tri Ấn Độ. Họ không những biết rõ “thành tích” tội ác của ứng cử viên mà còn bầu cho họ chính vì lý do này”, ông Vaishnav nói.

Trong một môi trường mà luật pháp không hiệu lực, đồng nghĩa là chính phủ không thể thực thi nhiệm vụ hiệu quả và xã hội thì chia rẽ sâu sắc theo các nhóm sắc tộc, nhiều cử tri coi những nhân vật có khả năng bạo lực chính trị như những vị cứu tinh của mình. (Nói thêm, Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ cảnh sát/dân số thấp nhất thế giới). Chính vì vậy, ở Ấn Độ, các ứng cử viên sẵn sàng khoe các “thành tích” tội ác, coi đó là biểu hiện của danh dự và sức mạnh cơ bắp.

Không chỉ Ấn Độ, tại nhiều quốc gia đang phát triển, có thể bắt gặp tình trạng tương tự trong chính trường, ví dụ ở Brazil, Jamaica, Nigeria, Pakistan hay Philippines. Và đây cũng không hoàn toàn chỉ là vấn đề của riêng những quốc gia đang phát triển.

Tuy nhiên ở Ấn Độ, sự khác biệt chính là quy mô và sự nghiêm trọng của vấn đề. Và luật pháp không đủ mạnh đã tạo ra những khoảng trống quyền lực để rồi được các doanh nhân - tướng cướp kiêm chính trị gia lấp đầy. Chỉ ở Ấn Độ mới có cơ hội cho các chính trị gia kiểu “Robin Hood” vẫy vùng mà không lo đến khả năng bị trừng phạt một ngày nào đó.

Xem thêm
Nhịp sống giới trẻ phản ánh trong bộ phim ‘Bóng của thị thành’

Nhịp sống giới trẻ thời công nghệ số có những màu sắc bất ngờ, thể hiện qua bộ phim ‘Bóng của thị thành’ phát sóng trên HTV7, Đài truyền hình TP.HCM.

Rượt đuổi mãn nhãn, Man United đả bại Liverpool tại Cúp FA

Trận Tứ kết Cúp FA giữa Man United vs Liverpool đã diễn ra với kịch bản không ngờ khi hai đội rượt đuổi nghẹt thở trong suốt 120 phút của trận đấu. 

120 vận động viên tham gia giải dù lượn trên cao nguyên đại ngàn

Giải dù lượn tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) sẽ quy tụ 120 vận động viên, trong đó có 41 vận động viên người nước ngoài tham gia tranh tài.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.