| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo lúa "thẩy"

Thứ Năm 27/10/2011 , 10:33 (GMT+7)

Cách làm này vừa nhanh, cây mạ ít bị mất sức (do còn đất ở gốc) mà năng suất lại cao hơn hẳn so với lúa cấy.

Lúa “thẩy” giữ được phất đất ở gốc nên lúa ít bị mất sức

Thay vì gieo mạ lúa mùa rồi cấy trên nền đất nuôi tôm, nhiều nông dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đã có sáng kiến nhổ nguyên bụi mạ thẩy xuống ruộng. Cách làm này vừa nhanh, cây mạ ít bị mất sức (do còn đất ở gốc) mà năng suất lại cao hơn hẳn so với lúa cấy.

Lúa “thẩy” chủ yếu được người dân làm trên nền đất nuôi tôm (mô hình lúa – tôm) và bắt đầu xuất hiện khoảng 3- 4 năm nay. Ban đầu, lúa “thẩy” chỉ có một số ít người làm. Nhưng hiện nay đã lan rộng thành phong trào do có hiệu quả cao.

Anh Nguyễn Văn Thuận, ở xã Tân Bằng, Thới Bình, người đã làm lúa “thẩy” mấy năm nay cho biết: “Kỹ thuật làm lúa “thẩy” cũng tương tự như làm lúa cấy. Sau khi thu hoạch xong vụ tôm thì cho tháo hết nước, hứng nước mưa để rửa mặn cho nền ruộng. Mạ được gieo sẵn trên bờ liếp, chủ yếu là các giống lúa mùa địa phương như: một bụi đỏ, trắng lùn, lùn Minh Hải, lùn Kiên Giang... Khi mạ được khoảng 20-25 ngày tuổi, mướn người nhổ thả xuống vuông theo lối, theo hàng như lúa cấy, sau đó chăm bón bình thường”.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 214 ra ngày 27/10/2011)

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.