| Hotline: 0983.970.780

'Độc lập hóa' việc dạy thêm ra khỏi nhà trường

Thứ Hai 03/10/2016 , 08:22 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Vương, nghiên cứu sinh ngành Giáo dục Lịch sử thuộc Đại học Kanazwa (Nhật Bản) về vấn đề dạy thêm và học thêm hiện nay.

Dạy thêm ở Nhật Bản là bình thường

Thưa ông, trong nước đang bàn thảo sôi nổi về vấn đề dạy thêm và học thêm. Xin ông cho biết, trong nền giáo dục của Nhật Bản (cả trước kia và hiện nay) có dạy thêm và học thêm hay không?

Dạy thêm, học thêm đã từng và hiện vẫn tồn tại ở Nhật Bản. Trong giai đoạn Nhật Bản có nền tốc độ kinh tế phát triển cao những năm 60 - 70 của thế kỉ trước, người dân Nhật quan tâm đặc biệt tới giáo dục và tình trạng học thêm - dạy thêm rất nặng nề.

Hiện nay dạy thêm - học thêm vẫn còn tồn tại ở Nhật như một sinh hoạt xã hội bình thường. Nếu quan sát trên các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện vào buổi chiều tối sẽ thấy rất nhiều học sinh mặc đồng phục trở về nhà từ chỗ học thêm (Juku - trung tâm luyện thi).

Một bộ phận phụ huynh Nhật Bản cũng chi một khoản tiền lớn cho việc học thêm của con. Thông thường ở Nhật học sinh có thể đến các Juku học thêm từ tiểu học. Tuy nhiên việc học thêm chỉ trở nên cấp thiết khi học sinh phải đối mặt với kì thi vào trường trung học phổ thông và kì thi đại học. Vì thế học sinh Nhật Bản học thêm nhiều khi vào lớp 8, 9 hoặc vào bậc học trung học phổ thông.

Trên đường phố Nhật Bản cũng không hiếm những tấm biển hiệu quảng cáo các Juku với những thông tin hấp dẫn.

Vậy việc dạy thêm - học thêm bên Nhật Bản cũng giống như nước mình?

Chưa hẳn thế, việc dạy thêm - học thêm ở Nhật có điểm khác biệt so với Việt Nam. Đó là việc dạy thêm - học thêm ở đây hoàn toàn là việc của gia đình học sinh và trung tâm luyện thi. Nếu gia đình có nhu cầu cho con học thì họ sẽ tìm các Juku phù hợp để cho con tới học và trả tiền học phí.

Giáo viên của các Juku này hoặc là giáo viên tự do do Juku thuê ngắn hạn hoặc là giáo viên cơ hữu của chính Juku đó.

Các giáo viên đang dạy ở các trường phổ thông không được phép dạy thêm ở các Juku này vì như thế là phạm luật. Nghĩa là việc dạy thêm - học thêm ở Nhật vẫn tồn tại nhưng nó tách rời hoàn toàn khỏi trường phổ thông.

Ở đó hoàn toàn không tồn tại hiện tượng giáo viên vừa dạy học sinh trên lớp ở trường phổ thông vừa có thể dạy thêm chính học sinh của mình ở nhà, ở trung tâm luyện thi như ở Việt Nam.

 

Bản chất vấn đề nằm ở chỗ khác

Ông nhìn nhận ra sao về vấn đề dạy thêm và học thêm ở Việt Nam hiện nay? Tích cực hay tiêu cực?

Ông Nguyễn Quốc Vương là dịch giả của nhiều đầu sách về giáo dục đã phát hành tại Việt Nam: "Cải cách giáo dục Nhật Bản" (tác giả Ozaki Mugen) - NXB Từ điển Bách khoa (2014); "Hướng dẫn học tập môn Xã hội" (Bộ Giáo dục Nhật Bản) - NXB Đại học Sư phạm (2015); "Lịch sử học là gì" (tác giả Odanaka Onaki) - NXB TP.HCM (2016)…

Tình trạng dạy thêm và học thêm nhốn nháo ở nước ta như hiện tại là hệ quả lâu dài của những vấn đề xã hội và giáo dục không được giải quyết đúng.

Chẳng hạn trong cải cách giáo dục ở Việt Nam, hành chính giáo dục là nội dung ít được quan tâm và điều chỉnh nhất trong khi nó lại là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh ở trường học.

Dạy thêm - học thêm là nhu cầu của học sinh và phụ huynh. Nếu nó độc lập với hệ thống trường phổ thông thì nó đơn thuần chỉ là một hiện tượng xã hội bình thường, đáp ứng nhu cầu thực tế của phụ huynh, học sinh. Có cầu thì sẽ có cung.

Nghĩa là ông ủng hộ việc dạy thêm - học thêm?

Mặt tích cực của dạy thêm - học thêm là giúp cho học sinh tìm được giáo viên thích hợp, giúp bù đắp kiến thức thiếu hụt hoặc phát triển năng lực của bản thân ở mức cao hơn…

Tuy nhiên, dạy thêm và học thêm ở Việt Nam lại tồn tại ở một hình thái rất khác. Như trên tôi đã nói ở Việt Nam giáo viên phổ thông dạy chính học sinh của mình ở lớp học thêm, vì thế cho dù việc học thêm ban đầu xuất phát từ nhu cầu của chính phụ huynh, học sinh đi nữa thì trải qua thời gian nó sẽ tạo ra hệ lụy.

Những cũng không thể chỉ ban hành một lệnh cấm là xong?

Cách làm như của TP.HCM hiện nay chỉ mới làm được một nửa trên lý thuyết. Việc bắt giáo viên phổ thông ra dạy ở trung tâm chỉ giải quyết được một việc là kiểm soát được thu nhập của giáo viên mà thôi.

“Độc lập hóa” việc dạy thêm khỏi trường phổ thông là kết quả nghiên cứu và thử nghiệm nhiều năm của các nước tiên tiến. Nếu muốn giải quyết tích cực vấn đề dạy thêm, Việt Nam không thể bỏ qua thành tựu nghiên cứu đó.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.