| Hotline: 0983.970.780

Đổi đời với cây bắp

Thứ Ba 30/09/2014 , 09:54 (GMT+7)

Mỗi năm ông An canh tác 3 vụ bắp. Hiện đang chuẩn bị xuống giống vụ 2 và áp dụng máy làm luống, đánh rãnh, tỉa hạt trong sản xuất.

Năng động, luôn học hỏi và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào canh tác bắp nhằm giảm chi phí, tăng năng suất và chia sẻ kinh nghiệm cho hàng trăm nông dân áp dụng theo, đó chính là ông Trần Đức An ở khóm 16, xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.

Cuộc mưu sinh

Vốn sinh ra trong một gia đình công nhân đông con, lại là con cả nên từ nhỏ đã tham gia lao động để phụ giúp cha mẹ nuôi dưỡng các em, ông An trước đây làm công nhân trồng cà phê ở Nghệ An, cứ sáng có tiếng kẻng vang lên là đi làm, chiều hết giờ lại về.

Đến khi lập gia đình, hai vợ chồng được giao cho 10 sào cà phê để làm, hàng tháng chủ đến nghiệm thu và trả lương. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu không thuận lợi lại mưa nhiều nên năng suất cà phê không cao, thu nhập chẳng được mấy đồng.

Năm 1994, vào Đăk Lăk với hai bàn tay trắng, ông quyết định hỏi mượn bạn bè 2 triệu đồng và cùng với ít tiền dành dụm ông mua được 7 sào đất. Có đất trong tay, ông bắt đầu ngày đêm phát hoang cây cối, cày xới để trồng đậu xanh. Nhờ siêng năng, cần cù nên sau một năm miệt mài ông đã trả được số tiền vay.

Tiếp tục cố gắng, vài năm sau ông mua thêm được 5 sào đất nữa.

Bỏ đậu trồng bắp

Với 12 sào đất có được, ông An dành ra 8 sào để trồng đậu. Tuy nhiên do sâu bệnh ngày càng nhiều mà chi phí đầu tư lại lớn nên ông quyết định chuyển sang trồng bắp truyền thống. Trồng bắp với thu nhập khá hơn trồng đậu nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Ông An bộc bạch: “Do chất lượng giống chưa đảm bảo, chưa nắm vững các biện pháp quản lý dịch hại nên tiền lời thu được từ cây bắp còn rất thấp. Rất may, năm 2007 qua các buổi hội thảo, tập huấn về kỹ thuật trồng bắp, tôi được biết đến Syngenta và được công ty hỗ trợ khảo nghiệm 4 sào bắp với giống NK54”.

Nhớ lại trước đây, mỗi lần bắp bị sâu bệnh ra đại lý mua thuốc thì được bán rất nhiều loại mang về phun nhiều lần mà chẳng đạt kết quả mong muốn.

“Từ khi tham gia các buổi hội thảo, tôi đã nắm được kỹ thuật, biết đến nhiều loại thuốc đặc trị nên áp dụng rất hiệu quả. Sử dụng Cruiser Plus 312.5 FS để xử lý hạt giống, giúp cây bắp khỏe và phát triển tốt, tiết kiệm chi phí phân bón thuốc BVTV.

Amistar Top và Virtako 40 WG là 2 loại thuốc đang được người nông dân khắp nơi ưa chuộng giúp cho cây sạch bệnh, không có sâu đục thân phá hại, giảm đáng kể bệnh khô vằn và đốm lá. Về cơ bản, ruộng bắp sạch bệnh sau khi được sử dụng các loại thuốc BVTV theo gói kỹ thuật của Syngenta”, ông cho hay.

Bây giờ thì ông An cũng đã rất tâm đắc với nguyên tắc dù trồng cây gì thì cũng phải có kỹ thuật mới mong có năng suất và lợi nhuận.

Dù đã hội đủ “kinh nghiệm đầy mình” với cây bắp, nhưng bất kỳ hội thảo khuyến nông nào ông cũng đều có mặt.
Ông An chia sẻ: “Dù mình đã nắm được kỹ thuật canh tác nhưng vẫn phải học hỏi, nắm bắt thông tin, quy trình canh tác mới để ngày càng tiến bộ, có như vậy mới đạt năng suất cao và giảm chi phí, giúp cuộc sống gia đình trở nên khấm khá hơn, cho các con được ăn học đến nơi đến chốn”.

Nếu trồng bắp mà chỉ biết ra đại lý mua giống nhưng không có kỹ thuật chăm sóc và kiểm soát cỏ, sâu, bệnh thì coi như lãng phí tiền đầu tư cho giống, nên bây giờ cứ phải có giống tốt và giải pháp kỹ thuật canh tác đi kèm mới mong có thu nhập cao.

Tin tưởng vào giống bắp lai năng suất cao nên ông An quyết định mở rộng diện tích canh tác lên 8 sào. Khi Syngenta lai tạo thành công giống NK67 và đưa vào Việt Nam thì ông quyết định chuyển sang giống này.

Mới vừa thu hoạch 8 sào bắp, bán với giá 3.500 đ/kg (bắp tươi), cao hơn 100 đ/kg so với những hộ nông dân khác, ông An phấn khởi cho biết: “Bắp tôi trồng bán được giá vì có hạt sáng đẹp do sử dụng cả giống và thuốc của Syngenta. Năng suất bắp tươi đứng ở mức 1,1 tấn/sào mà chi phí đầu tư khoảng 1,5 triệu đồng/sào thay vì 2,5 triệu đồng so với biện pháp canh tác truyền thống trước đây. Vụ này lợi nhuận thu được gần 20 triệu đồng/8 sào”.

Phổ biến kiến thức rộng rãi

Mỗi năm ông An canh tác 3 vụ bắp. Hiện đang chuẩn bị xuống giống vụ 2 và áp dụng máy làm luống, đánh rãnh, tỉa hạt trong sản xuất.

Bằng giọng hồ hởi, ông nói: "Tìm được nguồn giống chất lượng là yếu tố quan trọng, nhưng để khai thác tối đa tiềm năng giống thì phải nắm được quy trình kỹ thuật chăm sóc cây bắp từ đầu vụ đến cuối vụ.

Giải pháp tích hợp của Syngenta “Đầu tư đúng, trúng lời to” hướng dẫn tôi rất kỹ càng bắt đầu bằng việc có kế hoạch hợp lý ngay từ đầu vụ; chọn đúng giống kết hợp với xử lý bằng thuốc Cruiser Plus để đảm bảo mật độ, cây khỏe ngay từ đầu vụ; quản lý tốt cỏ dại và dinh dưỡng, và cuối cùng là bảo vệ và tối đa hóa năng suất với thuốc trừ bệnh Amistar Top đã giúp tôi đạt năng suất hơn cả mong đợi. Vậy nên mấy năm nay tôi chỉ sử dụng giống bắp và thuốc của Syngenta".

"Bà con trong xóm nhìn ruộng bắp xanh mướt, cây khỏe, đẹp nên kéo nhau sang học hỏi kinh nghiệm xem mùa này trồng giống bắp gì, sâu bệnh đó phun thuốc gì, hơn 80% nông dân trong xóm đến đây hỏi tôi đó”, ông An tự hào khoe.

Cuộc sống mới trên Tây Nguyên với cây bắp là bức tranh đổi đời cho một gia đình rời quê lên vùng kinh tế mới như ông An.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.