| Hotline: 0983.970.780

“Đổi mới” theo cái lỗi thời

Thứ Sáu 24/08/2012 , 09:46 (GMT+7)

NNVN đã nhận được nhiều phản hồi từ phía các địa phương và cơ quan quản lí “ngành dọc” ở TƯ về việc thay đổi tổ chức hệ thống các trạm thú y và BVTV...

Sau bài “Hà Tĩnh xóa sổ thú y cấp huyện?” phản ánh những bất hợp lí trong việc thay đổi tổ chức hệ thống các trạm thú y và BVTV, NNVN đã nhận được nhiều phản hồi từ phía các địa phương và cơ quan quản lí “ngành dọc” ở TƯ.

>> Hà Tĩnh “xóa sổ” Thú y cấp huyện?
>> Thêm một tỉnh ''trả lại tên cho em”

Nhân sự phình to vì… tinh giản! 

Ở miền Bắc, từ năm 2003, UBND tỉnh Hải Dương cũng đã từng quyết định “cải tổ” về tổ chức khi đưa các trạm thú y và trạm BVTV từ Chi cục về giao cho UBND các huyện quản lí. Tuy nhiên, do những bất cập trong việc chỉ đạo, điều hành chuyên môn nảy sinh từ mô hình tổ chức này nên từ năm 2009, Hải Dương cũng đã quyết định trả các trạm thú y và BVTV về cho “chủ cũ”. 

Ông Nguyễn Văn Quynh – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương, người từng gắn bó và rất thấm thía với mô hình tổ chức này suốt từ năm 2003 đến năm 2009 nhớ lại: Năm 2003, trong bối cảnh dịch cúm gia cầm lần đầu tiên bùng lên ở Hải Dương, thì cũng là lúc UBND tỉnh này quyết định giao các trạm thú y về cho UBND các huyện quản lí. Việc chỉ đạo công tác phòng chống dịch, Chi cục Thú y lâu nay vốn nắm quyền “trên bảo, dưới nghe”, bỗng trở thành cảnh có tướng mà không có quân.

Ông Quynh phân tích, trước đây, khi các Trạm còn trực thuộc quản lí của Chi cục, mọi công tác điều hành phòng chống dịch bệnh thường hết sức trôi chảy, bởi Chi cục có thể trực tiếp điều hành công việc của các trạm mà không cần phải thông qua UBND các huyện. Khi có dịch xẩy ra, đơn cử như việc triệu tập một cuộc họp để triển khai các giải pháp chống dịch cấp bách, có khi lãnh đạo Chi cục chỉ cần một cú điện thoại, là người các Trạm phải có mặt ngay lập tức. 

Thế nhưng khi chuyển các Trạm về cho huyện quản lí, thì tất tần tật công tác gì, Chi cục muốn triển khai về các Trạm, trước tiên đều buộc phải làm việc và phải được sự đồng ý của UBND huyện. Sau đó, UBND huyện mới chỉ đạo trực tiếp cho các Trạm phối hợp với Chi cục để thực hiện. 


Cùng với ngành BVTV, ngành Thú y đang rất không hài lòng về mô hình sáp nhập trạm thú y đang diễn ra tại một số địa phương

Ngược lại, khi cơ sở phát sinh dịch bệnh, thay vì các Trạm phải có trách nhiệm báo cáo trực tiếp ngay cho Chi cục, thì lại buộc phải xin phép ý kiến của lãnh đạo UBND huyện. Chỉ khi UBND huyện đồng ý, các Trạm mới có thể báo cáo với Chi cục. Điều này không những khiến tiến độ công việc luôn chậm trễ, mà còn tạo điều kiện cho các huyện có tư tưởng giấu dịch…

Câu chuyện đặc biệt về sự rối rắm khi thay đổi mô hình tổ chức đã xẩy ra ở huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), khi tỉnh này quyết định thực hiện thí điểm mô hình sáp nhập Trạm Thú y (cùng với Trạm BVTV và Trạm Khuyến nông) về với Trung tâm ứng dụng KH-KT, mô hình mà tỉnh Hà Tĩnh mới đây vừa thực hiện.  

Ông Quynh kể: Ở huyện Thanh Hà lúc đó, lãnh đạo Trung tâm ứng dụng KH-KT (Trung tâm) là một vị có chuyên ngành về khuyến nông nhưng chẳng hiểu gì nhiều về thú y. Nguy hiểm là những cuộc họp triển khai công tác phòng chống dịch, do Trạm Thú y lúc đó là đơn vị trực thuộc của Trung tâm, nên lãnh đạo Trạm Thú y lại rất hiếm khi được đi họp. Thế nên suốt trong mấy năm ròng rã, huyện Thanh Hà bao giờ cũng là đơn vị “dẫn đầu” về tình hình dịch bệnh.

Điều oái oăm nữa, đó là khi đưa ra quyết định sáp nhập trên, những người tham mưu cho chính sách này, về ý tưởng tốt đẹp thì sẽ làm tinh giản được bộ máy tổ chức và đội ngũ con người. Thế nhưng thực chất lại không phải thế. Bằng chứng khi sáp nhập vào với Trung tâm ứng dụng KH-KT, bộ máy nhân sự của cả 3 đơn vị gồm trạm thú y, trạm BVTV và trạm khuyến nông trên thực tế vẫn giữ nguyên về số lượng.  

Tới năm 2009, cùng với quyết định của UBND tỉnh Hải Dương về việc giao trả các trạm thú y và BVTV về cho các Chi cục, Trạm Thú y và Trạm BVTV huyện Thanh Hà đã tách ra khỏi Trung tâm ứng dụng KH-KT, nhưng hậu quả của việc tăng thêm 8-9 biên chế đến nay vẫn còn đó!

Nhưng Trung tâm lúc đó đã là một đơn vị mới to lớn hơn, nên buộc phải thành lập thêm rất nhiều phòng ban như phòng tổng hợp, phòng tài chính – kế toán… Ban Giám đốc Trung tâm đồng thời cũng phải tăng thêm hai ba nhân sự cấp phó. Thành thử ra, số lượng người nằm trong biên chế viên chức tại Trung tâm ứng dụng KH-KT huyện Thanh Hà sau đó thay vì tinh giản, thì đã phải phình to thêm 8-9 người.  

Ngành BVTV “mất hết chân tay”! 

Trao đổi với NNVN về việc tỉnh Hà Tĩnh sáp nhập các trạm BVTV về các Trung tâm ứng dụng KH-KT các huyện, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV khẳng định, sau khi nhận được báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh Hà Tĩnh, Cục BVTV đã làm việc với Sở NN-PTNT để thảo luận về vấn đề này. Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh không nhất trí việc sáp nhập các trạm BVTV về cấp huyện, tuy nhiên sau đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh vẫn thực hiện.

Đứng về góc độ triển khai công tác chuyên ngành, ông Hồng phân tích: Việc sáp nhập trạm BVTV vào các Trung tâm, sẽ khiến cho Chi cục BVTV “mất chân tay”, bởi thực chất Chi cục BVTV sẽ… không có cấp dưới để chỉ đạo nữa! Điều này cũng sẽ khiến cho việc triển khai công tác chuyên ngành BVTV từ TƯ về các địa phương có nguy cơ sẽ “nằm trên giấy”!

Về phía mình, ông Hồng khẳng định, quan điểm của Cục BVTV là không ủng hộ việc sáp nhập trên của tỉnh Hà Tĩnh. Theo ông Hồng, nhiều năm qua, Chi cục BVTV tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị thực hiện rất tốt công tác BVTV. Vì vậy, việc thay đổi mô hình tổ chức của các trạm BVTV là không cần thiết! Nhiều năm qua, mà gần đây nhất là tỉnh Đăk Lăk, sau khi thảo luận với sự đồng ý tới 80-90%, cũng đã quyết định trả các trạm BVTV từ huyện về cho Chi cục BVTV quản lí. Điều này khẳng định, mô hình trạm BVTV thuộc Chi cục BVTV đến nay vẫn là mô hình phát huy hiệu quả tốt.

Về nguyên tắc tổ chức, ông Hồng cho biết theo Pháp lệnh BVTV và Thông tư liên tịch số 61/2008-TTLT-BNN-BNV của Bộ NN-PTNT và Bộ Nội vụ đã quy định rõ, ngành BVTV được tổ chức từ cấp TƯ đến địa phương, trong đó, các trạm BVTV là đơn vị trực thuộc của Chi cục BVTV. Vì vậy, việc sáp nhập các trạm BVTV về các Trung tâm ứng dụng KH-KT trước hết là trái với quy định. 

Không những thế, các trạm BVTV là các đơn vị quản lí nhà nước, thế nhưng các Trung tâm ứng dụng KH-KT là các đơn vị không có chức năng quản lí nhà nước, vì vậy khi sáp nhập trạm BVTV về Trung tâm, cán bộ của trạm BVTV về nguyên tắc sẽ không phải là công chức, nếu chiếu theo Luật Thanh tra thì không có quyền trong việc thực hiện các chức năng quản lí nhà nước như kiểm tra, xử lí, xử phạt vi phạm hành chính…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất