| Hotline: 0983.970.780

Đổi thay ở Bản Sen

Thứ Ba 21/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Khi điện lưới được đưa ra xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), người dân nơi đây rất phấn khởi, bởi đây sẽ là nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Bản Sen là một trong ba xã đảo nghèo của huyện Vân Đồn với tổng số khoảng 1.200 dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng và chăn nuôi.

Những năm trước khi chưa có điện lưới quốc gia, cuộc sống của nhân dân rất khó khăn do chi phí sử dụng điện khá cao. Mỗi ngày người dân ở đây chỉ được sử dụng điện từ máy phát 2-3 tiếng vào buổi tối (từ 19h-22h), vậy nhưng, số tiền phải chi trả có một tháng cũng lên đến 300.000-400.000 đồng.

Đặc biệt, những gia đình làm nghề kinh doanh dịch vụ, cơ khí, hàn, xì… chi phí mua dầu để chạy máy phát còn lên đến 2-3 triệu đồng/tháng. Mặc dù có lợi thế về phát triển lâm nghiệp hay nghề nuôi trồng thủy hải sản song không có điện lưới quốc gia, KT-XH trên xã đảo phát triển rất chậm.

Nằm trong dự án đưa điện lưới ra 5 xã đảo huyện Vân Đồn, xã Bản Sen được đóng điện vào tháng 12/2014. Có điện, công tác y tế  thuận lợi hơn rất nhiều.

Theo ông Phạm Đức Sảo, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Bản Sen, trước đây, trạm sử dụng điện máy phát thường không đủ ánh sáng, hơn nữa, cũng phải hạn chế sử dụng máy móc hoặc một số loại thuốc như: vắc xin sởi, AT, Hit… do không đủ điều kiện bảo quản nên cứ để một thời gian là phải bỏ đi, vô cùng lãng phí.

Từ khi có điện, công tác khám chữa bệnh được đảm bảo hơn, cụ thể như việc cấp cứu vào ban đêm, các ca sinh đẻ trạm đều có thể xử lý tốt, không còn trở ngại như trước.

Theo ước tính của người dân nơi đây, sau khi được sử dụng điện lưới quốc gia, số tiền điện của họ chi trả hằng tháng có thể giảm đi một nửa nhưng cường độ sử dụng điện thì lại tăng lên gấp nhiều lần.

Điện lưới quốc gia về xã đảo còn giúp cho việc dạy và học thuận lợi hơn. Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Bản Sen Nguyễn Thu Trang cho biết, việc đưa điện lưới về với xã đảo Bản Sen nói riêng có rất nhiều thuận lợi đối với công tác giảng dạy cũng như việc quản lý của nhà trường.

Các thiết bị đã được nhà trường đầu tư từ trước nhưng do thiếu điện nên chỉ dành cho các tiết thao giảng, bây giờ đã được sử dụng thường xuyên phục vụ nhu cầu giảng dạy.

Bên cạnh sự thay đổi của y tế, giáo dục, việc SXKD của người dân cũng có những chuyển biến tích cực.

Chị Nguyễn Thị Tâm, thôn Nà Na, chủ cửa hàng tạp hóa chia sẻ: Cửa hàng của gia đình tôi trước đây chỉ bán ít đồ khô, đồ tạp hóa. Nhưng từ ngày có điện, tôi đã nhập thêm một số mặt hàng cần bảo quản, chả cá, chả mực, thức ăn sẵn đóng gói,  một số các thiết bị, đồ điện gia dụng… để phục vụ cho đời sống nhân dân trên đảo cũng như mở rộng buôn bán kiếm thêm thu nhập…

Có lẽ Tết Ất Mùi 2015 vừa qua là cái Tết tươi vui nhất từ trước đến nay của người dân xã đảo Bảo  Sen. Hầu hết gia đình nào cũng có tivi để đón xem những chương trình hay trên sóng truyền hình, hoặc tham gia các chương trình tất niên cuối năm trong ánh điện rực rỡ…

Được biết, ngay trước Tết, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn mua ti vi, tủ lạnh, bình nóng lạnh để phục vụ nhu cầu của gia đình...

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.