| Hotline: 0983.970.780

Đổi thay ở Bảo Khê

Thứ Ba 19/02/2013 , 09:41 (GMT+7)

Bảo Khê là 1 trong 2 xã trên địa bàn TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) được phê duyệt làm điểm xây dựng NTM giai đoạn 2011-2013.

Bảo Khê là 1 trong 2 xã trên địa bàn TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) được phê duyệt làm điểm xây dựng NTM giai đoạn 2011-2013. Sau hơn 2 năm triển khai, diện mạo của Bảo Khê đang có những bước chuyển rõ nét bởi Bảo Khê có những cách làm riêng của mình để cán đích nhanh chóng.

Xã Bảo Khê nằm ở phía Bắc cửa ngõ của TP Hưng Yên, có trục đường 39A chạy qua với khoảng 4 km. Xã có 5 thôn với 1750 hộ gia đình và 7058 khẩu. Diện tích tự nhiên là 399,23 ha, trong đó, đất nông nghiệp là 219,26 ha, mật độ dân số là 1756 người/km2.

Chúng tôi vào thôn Vạn Tường, một trong những thôn đi đầu trong phong trào xây dựng NTM. Ở Vạn Tường, 100% đường giao thông đã được bê tông hóa và đạt chuẩn. Ông Vũ Văn Hiệp, trưởng thôn Vạn Tường, tươi cười: “Ở thôn Vạn Tường, quá trình thực hiện xây dựng và nâng cấp đường giao thông nông thôn thực sự việc làm đáng ghi nhận. Không chỉ dừng lại ở con số 2800 m đường như thiết kế ban đầu mà trên thực tế có tới 3200 m đường đã được xây dựng khang trang”.


Bà Hỗ cùng với trưởng thôn Vạn Tường trên con đường mới khang trang

Chúng tôi đến gia đình bà Hoàng Thị Hỗ và chồng là Vũ Văn Hậu, một trong số những gia đình tiêu biểu trong việc hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, mới thấy được niềm phấn khởi thực sự của những người dân nơi đây. Tổng diện tích đất mà gia đình bà Hỗ đã hiến để làm đường giao thông nông thôn lên tới 80 m2. Khung đường bao quanh khuôn viên nhà bà giờ đây rộng hơn 5 m, láng bê tông thông thoáng. Trong thời điểm mà giá đất tăng cao, số đất bà hiến cũng tương đương với số tiền khoảng 600 đến 700 triệu đồng.

Không chỉ là gia đình hiến đất với số lượng nhiều, bà còn là người đi đầu trong công tác vận động những hộ dân trên cùng địa bàn hiến đất làm đường. Không chỉ đơn thuần là hiến đất, gia đình còn phải xây lại tường và tôn sân lên cao hơn, số tiền bỏ ra hơn 30 triệu đồng. Ấy thế mà, từ trên xuống dưới trong ngôi nhà đó, vợ chồng, con cái đều một lòng ủng hộ việc hiến đất làm đường.

Bà Hỗ chia sẻ: “Mấy chục năm sống trên mảnh đất này, đi trên những con đường cũ nát, nhỏ hẹp, thật không ngờ là đến cái tuổi này, tôi còn có thể thấy được những nẻo đường phong quang, sạch sẽ. Tôi thực sự sung sướng và cảm thấy tự hào khi trên những con đường có những đóng góp, có công sức và đất đai của nhà mình”.

Ông Hiệp cho hay không chỉ gia đình bà Hỗ mà ở thôn Vạn Tường có tới 195 hộ hiến đất để hưởng ứng Chương trình NTM, có những hộ nhà chỉ có 4 m bề ngang mà cũng tham gia hiến đất.

Ông Nguyễn Duy Tân, Chủ tịch UBND xã Bảo Khê, cho biết: Trong 19 tiêu chí về xây dựng NTM, xã đã đạt được 10 tiêu chí, 4 tiêu chí đạt từ 80% trở lên và 5 tiêu chí khác thì chính quyền và người dân trong xã đang không ngừng cố gắng để hoàn thiện. Qua 3 đợt triển khai làm đường giao thông nông thôn, kết quả đợt 1 đã làm được 5027/5364 m đường dài bê tông rộng 5 m, với tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỉ đồng. Trong đó thôn Triều Tiên và Tiền Thắng đã bàn giao và đưa vào sử dụng. Đợt 2 triển khai nâng cấp đường giao thông ở thôn Đoàn Thượng và Vạn Tường, kết quả vận động nhân dân hiến đất và giải phóng mặt bằng 288 hộ với tổng số 7480 m2 đất với tổng giá trị khoảng 2 tỉ đồng. Đợt 3 hiện đang triển khai thi công 4 tuyến đường trên địa bàn 3 thôn là Tiền Thắng, Đoàn Thượng, Thôn Cao.

Nói về những khó khăn trong xây dựng NTM, ông Tân cho hay: “Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện Chương trình NTM đó là vấn đề kinh phí. Vì quá trình này cần một nguồn lực rất lớn, để có thể huy động được người dân thì cũng không phải là điều dễ dàng. Đời sống của người dân xã Bảo Khê vốn thấp, người dân có thể sẵn sàng hiến đất, nhưng bảo mọi người bỏ tiền mặt ra để mà xây dựng thì vô cùng khó khăn. Trong khi đó, nguồn vốn từ Chương trình MTQG thì vẫn còn hạn chế”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm