| Hotline: 0983.970.780

Đổi thay vùng kinh tế mới

Thứ Tư 04/06/2014 , 09:22 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Cự ở thôn 7, xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng là một trong những điển hình lập nghiệp từ cây điều trên vùng kinh tế mới.

Nhờ cây điều, gia đình anh đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu...

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh cho biết: “Trước đây, Đạ Tẻh là một trong những huyện vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn nhất nhì của tỉnh. Khoảng chục năm trước, nhờ chủ trương và chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bà con nông dân mạnh dạn chuyền đổi từ cây lúa nương (lúa trồng trên rẫy) và vườn tạp sang trồng cây điều.

08-17-27_unnmed
Nhiều hộ vùng kinh tế mới Đạ Tẻh khá lên nhờ cây điều

Bước đầu, cây điều đã tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Cả huyện hiện có khoảng 4.400 ha giống điều hạt, trồng tập trung ở xã Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai, Hà Đông, hầu hết đã cho thu hoạch. Nhờ trồng cây điều, nhiều gia đình đã thoát nghèo, có điều kiện nuôi dạy con cái ăn học tốt hơn”.

Trong số đó, anh Nguyễn Văn Cự ở thôn 7, xã Quảng Trị là một trong hộ tiêu biểu có “của ăn của để” nhờ gắn bó với cây điều. Anh Cự cho biết: “Quê tôi vốn ở huyện Hải Hậu, Nam Định. Năm 1987 gia đình đi vào huyện Đạ Tẻh xây dựng kinh tế mới. Hồi mới vào cũng như bao nhiêu người khác, đều phải đi khai hoang, phát rẫy, hai vợ chồng không kể ngày đêm lăn lưng ra làm và cuối cùng cũng phát được 1 ha đất cỏ tranh để trồng lúa (giống lúa trồng trên đồi) và khoai, sắn.

Do đất vừa dốc, vừa xấu, năng suất lúa thấp, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, hai vợ chồng phải làm đủ thứ nghề để kiếm ăn, đắp đổi qua ngày. Tình cờ trong một lần đi thăm một người bà con ở tỉnh Bình Phước, thấy ở đó dân trồng điều khắp nơi, có nhà trồng cả 10 ha, không ít người có diện tích lớn đã trở thành tỷ phú. Thế là tôi lân la hỏi thăm cách trồng, chăm sóc, kể cả kỹ thuật nhân giống, khi ra về liền xin một ít hạt để tự ương giống trồng thử”.

Lúc đó là năm 2003, anh Cự phá một số diện tích vườn tạp và trồng 20 cây điều. Sau quá trình trồng thử nghiệm, anh thấy cây điều khá phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở đây. “Tôi đã trồng thử rất nhiều loại cây, kể cả cây keo là loại cây tương đối dễ tính, nhưng trồng ở đất này cũng bị nhiễm bệnh nhiều, chết không chịu nổi, không cây nào qua được cây điều đâu”, anh Cự nói.

Anh Thắng cũng đề xuất: “Mong ước lớn nhất của nông dân chúng tôi là các ban ngành chức năng quan tâm hơn nữa trong việc tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, cải tạo vườn điều để tăng năng suất, chất lượng và giá trị. Riêng ở huyện Đạ Tẻh với đặc trưng là đất đồi núi dốc, đất bạc màu, cho nên rất cần bên ngành nông nghiệp sớm xây dựng quy trình chăm sóc riêng cho cây điều ở đây để phổ biến đến bà con nông dân”.

Nhờ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, bón phân, tỉa cành, tạo tán điều do Hội Nông dân và khuyến nông xã, huyện tổ chức, vườn điều của anh chỉ 3 năm đã thu trái. Từ đó, anh Cự mạnh dạn mày mò, học hỏi kỹ thuật ghép giống điều cao sản với giống điều hạt của địa phương và thành công. Sau đó đầu tư trồng 6 ha điều giống mới, năng suất cao.

Anh cho biết: “Trồng điều hạt thông thường mất 3 năm, trồng điều ghép chỉ mất 18 tháng, hạt điều ghép to hơn, bóng hơn. Nếu chăm sóc tốt, năng suất sẽ ổn định 3 tấn/ha/năm, không bị mất mùa, giá bán cũng cao hơn”. Những năm được mùa trúng giá, anh Cự bán hạt điều rồi lại gom tiền mua thêm rẫy để tiếp tục mở rộng diện tích điều.

Kế nhà anh Cự, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Thắng, cũng là một trong những gương điển hình trong việc làm giàu từ cây điều trên vùng kinh tế mới Đạ Tẻh. Anh Thắng cho biết: “Hầu hết bà con ở đây đi xây dựng kinh tế mới, vốn liếng không có cho nên trong vườn nhà nào cũng trồng đủ các loại cây, mỗi thứ một ít, manh mún lắm.

 Trước đây vườn nhà tôi cũng là vườn tạp, từ năm 2008 nhờ chủ trương chính sách chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi nên nhiều nhà đã thay dổi cách nghĩ, cách làm. Đặc biệt đối với cây điều được Hội Nông dân huyện rất quan tâm, hỗ trợ cây giống miễn phí, thường xuyên tuyên truyền, vận động, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc điều.

Vì thế, chỉ trong vòng chưa đầu chục năm qua, cây điều ở đây phát triển tốt, phong trào trồng điều ở địa phương ngày càng mạnh. Riêng nhà tôi đã có 5 ha trồng điều, mỗi năm thu được cả trăm triệu đồng”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm