| Hotline: 0983.970.780

Đời thợ đá và "cơn bão" ung thư

Thứ Năm 14/06/2012 , 12:17 (GMT+7)

Chuyến đi thực tế viết bài về việc khai thác đá ở núi Bà Đen đã đưa bước chân tôi đến Ấp Phước Lợi I, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tinhTây Ninh. Ở đó, một xóm cư dân nguyên là công nhân khai thác đá phục vụ công trình hồ Dầu Tiếng năm xưa, hiện đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư.

Chuyến đi thực tế viết bài về việc khai thác đá ở núi Bà Đen đã đưa bước chân tôi đến Ấp Phước Lợi I, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tinhTây Ninh. Ở đó, một xóm cư dân nguyên là công nhân khai thác đá phục vụ công trình hồ Dầu Tiếng năm xưa, hiện đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư.


Nguyên nhân của căn bệnh ung thư có phải do bụi đá?

UNG THƯ CÀN QUÉT

Từ khu vực mỏ đá dưới chân núi Bà Đen đang khai thác ầm ầm hết công suất, chúng tôi đi ngược xuống chừng 3km về phía xã Suối Đá, hỏi thăm khu nhà ở của các cựu công nhân khai thác đá. Nhiều người phấn khởi hỏi chúng tôi: “Các chú ở đoàn nghiên cứu nào hả, đi lấy mẫu nước xét nghiệm phải không?”. Khi chúng tôi lắc đầu, họ thở dài, nét mặt tỏ rõ sự thất vọng.

Căn nhà nhỏ của ông Vũ Xuân Lành (70 tuổi, quê gốc ở Bắc Ninh) nằm nép mình trong con hẻm nhỏ, yên tĩnh. Từ ngày bà Nguyễn Thị Đài, vợ ông mất, căn nhà như đìu hiu, vắng lặng hơn. Thắp nén nhang lên bàn thờ người vợ đã mất, ông Lành chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về sự ra đi đầy bất ngờ của vợ ông 3 năm trước.


Ông Vũ Xuân Lành bên bàn thờ người vợ đã mất

Hồi đó, bà Đài từng được nhiều người gọi là hoa hậu của xóm công nhân này. Đang khỏe mạnh nhanh nhẹn là thế, bỗng mắc phải triệu chứng hay đau bụng. Có lúc đau nhẹ, có lúc đau dữ dội, người nhà hốt hoảng đưa bà đi khám. Bệnh viện kết luận bị sỏi thận, chỉ định mổ. Nhưng mổ xong vẫn đau. Sau nhiều xét nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), bác sĩ kết luận bà bị ung thư buồng trứng, đã di căn khắp cơ thể. Một năm sau thì bà mất. Sự ra đi của bà là một cú sốc nặng đối với ông Lành, ông cứ ngỡ sẽ "đi" trước bà, bởi chính ông đã mang nhiều bệnh nặng trong cơ thể. Từng là một công nhân nổi tiếng to khỏe, đến năm 1989, ông đột ngột bị đau bàng quang, sau đó bị chỉ định cắt bàng quang, phải đeo túi nước tiểu bên người. Sức khỏe ông yếu dần. Đến nay, người đàn ông cao gầy này sống chung đủ các thứ bệnh: cao huyết áp, tai biến.

Hàng xóm của ông Lành, ông Vũ Đức Thành (quê ở Ninh Bình), cũng có vợ tên Nguyễn Thị Dung, mất năm 2005 vì ung thư thanh quản khi mới 42 tuổi. Sau đó, ông Thành lấy vợ mới, những mong cuộc sống tuổi già sẽ được bình yên, nhưng lúc này, lại tới lượt ông bị bệnh tật bủa vây. Ông vừa bị bệnh phổi, vừa bị khối u ở gan, sức khỏe ông hiện giờ rất kém so với trước.

Ông Đinh Văn Bình, một trong những cựu công nhân may mắn khỏe mạnh, ngồi tiếp chuyện chúng tôi, kể lại trong xót xa: “Tôi may mắn khỏe mạnh thế này, nhưng không thể nào không ám ảnh về những cái chết của người dân ở đây. Cô giáo Hoàn rất xinh xắn, khỏe mạnh, thế mà đùng cái đi trong vòng 1 tháng sau khi phát hiện ung thư tủy. Ông Nhữ Quang Trung, cựu công nhân cùng thời với tôi, tướng tá rất phong độ, không rượu chè gì, thế mà bị ung thư gan, ông ấy đi chỉ sau khi phát bệnh chưa đầy một năm”.


Ông Vũ Xuân Lành và ông Đinh Văn Bình đang ngồi kể lại chuyện xưa

Theo tìm hiểu, được biết, từ năm 2005 đến nay, căn bệnh ung thư đã “càn quét” qua xóm công nhân và đã cướp đi sinh mạng của gần 20 người. Nhiều cựu công nhân vẫn nhớ rõ từng trường hợp ra đi của đồng nghiệp mình. Bà Nguyễn Thị Vân, chết do ung thư thanh quản khi 53 tuổi. Ông Vũ Viết Xóa, 53 tuổi, chết do ung thư dạ dạy. Ông Kê Văn Bàn, chết do xơ gan khi mới 49 tuổi. Ông Quách Sỹ Sử, chết do ung thư phổi, 52 tuổi. Bà Trịnh Thị Hằng, chết do ung thư vú, 50 tuổi…

NGƯỜI SỐNG PHẬP PHỒNG NỖI LO

Những người chết đã yên mồ, nhưng đã để lại nỗi lo, thấp thỏm cho người đang sống. Trong số họ, nhiều người đang mang trọng bệnh, và không ai biết đến ngày nào thì thần chết sẽ đến bắt họ đi. Nguyên nhân thật sự của những căn bệnh ung thư thì đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định để có một lời giải thích thỏa đáng. Nhưng, những cựu công nhân này đều cho rằng nguồn gốc của căn bệnh quái ác này là do hóa chất độc hại do Mỹ để lại.

Ông Đinh Văn Bình nhớ lại: “Năm 1979, khi lên núi, tôi gặp nhiều thùng phi hóa chất, chắc là Mỹ để lại từ thời chiến tranh. Nhưng tôi chủ quan, lúc ấy đã biết sợ hóa chất là gì, chất khai quang là gì đâu. Tôi còn khui thử, ai ngờ bị cay mắt cay mũi choáng váng hết mặt mày. Giờ tôi chưa đổ bệnh, nhưng thấy anh em bệnh tật nhiều, tôi lo lắm. Giá mà có cơ quan nào kiểm tra, đánh giá xem ô nhiễm hóa chất ở đây ở mức độ nào”.

Ông Nguyễn Thế Sơn, từng là cựu công nhân lái máy xúc, tiếp lời: “Sau khi đội công nhân thực hiện nổ mìn, tôi lái xe vào xúc đá, thỉnh thoảng gặp bụi đá và hơi cay khiến tôi bị sặc chảy nước mắt nước mũi. Một lần tôi bị cấm khẩu luôn, không nói được, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. Đến nay, tôi bị đủ thứ bệnh: đau cột sống, tiểu đường, viêm bao tử, mờ mắt, sa sút trí nhớ, cao huyết áp. Tôi rất lo lắng và buồn khi chứng kiến nhiều đồng nghiệp tôi ra đi vì bệnh nan y. Làm việc trong môi trường độc hại, tôi nghĩ cần có chế độ hỗ trợ tốt hơn”.

“Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã rải xuống lãnh thổ miền Nam 2 loại hoá chất hết sức độc hại, là chất khai quang có chứa dioxin và chất CS (gây cay, ngạt), nhằm ngăn cản sự tiến quân của ta. Chỉ cần đứng phía dưới hướng gió thấy cay mắt, ngạt thở là biết ngay phía trên gió có chất độc CS. Ở khu vực núi Bà Đen, Tây Ninh, 2 loại hóa chất này vẫn còn khá nhiều. Hiện Trung tâm đang thực hiện việc truy tìm và xử lý 2 loại hoá chất nguy hiểm ấy từ miền Trung đến mũi Cà Mau”, ông Nguyễn Trọng Dân, Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - Bộ Tư lệnh Hoá học.

Các cựu công nhận đều xác nhận rằng, có nhiều người lên núi đã bắt gặp những thùng hóa chất màu trắng, nằm rải rác trong khu vực công trường khai thác. Nhưng không ai biết đó là hóa chất gì. Do tác động của việc nổ mìn phá đá, các thùng hóa chất bị phân tán vào không khí, vào đất. Nhiều người bị cay mắt, choáng váng, phải bỏ chạy. Sau này, khi nhiều người phát bệnh nặng, họ nghĩ ngay tới nguyên do có thể bị nhiễm hóa chất độc hại từ các thùng hóa chất.

Ông Nguyễn Văn Minh, Bí thư chi bộ ấp Phước Lợi 1, kể: “Tui ở Suối Đá từ năm 1958. Có những ngày thấy máy bay Mỹ tới khu vực Núi Bà sáng quần 1 trận, chiều quần 1 trận, rải bom và phun hóa chất trắng xóa. Theo tôi, nếu các cơ quan chức năng kiểm tra nguồn nước, kết luận xem ở đây có bị ô nhiễm hóa chất không, thì tốt biết mấy. Người ta sẽ biết là do hóa chất hay do nguyên nhân khác, người dân cũng sẽ yên tâm hơn”.

Tuy nhiên, ở khu vực xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh, chúng tôi cũng đã gặp một số người dân sống gần trọn đời dưới chân núi Bà, cũng từng là công nhân khai thác đá, nhưng lại không có trường hợp nào bị ung thư. Ông Võ Văn Cầm, năm nay ngoài 60 tuổi và từng có hơn 30 năm làm thợ đá nói: “Chất độc của Mỹ thì ở đâu cũng có chứ không riêng gì bên đó. Tôi nghĩ nguyên nhân gây ung thư ở bên Suối Đá là do bụi đá. Hồi đó khai thác bằng cơ giới, nổ mìn như vậy nhưng chẳng ai chú ý đến bảo hộ lao động. Ăn ngủ chung với bụi đá suốt 24 tiếng như thế thì làm sao không bệnh?”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm