| Hotline: 0983.970.780

“Đổi vàng lấy du lịch” ở Bắc Kạn: Tiền đã trao, cháo chưa múc

Thứ Ba 04/05/2010 , 10:12 (GMT+7)

Năm 2008, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy định ưu đãi hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Các quyết định cấp mỏ được đưa ra, đổi lại các DN phải rót vốn đầu tư vào các dự án du lịch. Dư luận bức xúc vì chính sách này có quá nhiều bất cập.

UBND tỉnh Bắc Kạn đưa các mỏ vàng ra kéo DN đầu tư vào du lịch

Năm 2008, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy định ưu đãi hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Các quyết định cấp mỏ được đưa ra, đổi lại các DN phải rót vốn đầu tư vào các dự án du lịch. Dư luận bức xúc vì chính sách này có quá nhiều bất cập.     

Dùng mỏ nhử du lịch

Để khuyến khích các DN đầu tư vào các lĩnh vực phát triển KTXH địa phương, Bắc Kạn đã ban hành Thông báo số 726 TB/TU, ngày 30/9/2008 về việc “khuyến khích các DN hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch và ngược lại các DN đầu tư vào lĩnh vực du lịch được ưu tiên xem xét cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn”. Ngay sau đó là QĐ số 2758/2008/QĐ-UBND, ngày 25/12/2008, với nội dung theo dạng chỉ định: “DN đăng ký làm du lịch mới được cấp mỏ vàng”. Hiểu một cánh nôm na muốn lấy được giấy phép khai thác vàng, DN hứa phải rót tiền vào làm du lịch ở Bắc Kạn. 

Cuối năm 2008,  tỉnh Bắc Kạn  thông báo rộng rãi danh mục các dự án ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, đi kèm là danh mục các điểm mỏ vàng dành cho các DN mạnh dạn đầu tư vào du lịch tỉnh này. Khi chủ trương được ban hành, cũng đúng vào lúc giá vàng tăng vùn vụt, các DN đổ xô kéo đến Bắc Kạn để “xin” đầu tư vào du lịch nhưng mục đích chính họ hướng tới là tìm kiếm mỏ vàng. Điều này được chính ông Cao Sinh Hanh, GĐ Sở VH-TT-DL Bắc Kạn thừa nhận: “Không có mỏ vàng thì chẳng ai vào làm du lịch bởi từ bao đời nay Bắc Kạn có truyền thống làm du lịch là... lỗ”.  

Theo qui định của UBND tỉnh Bắc Kạn trong quyết định 2758, để khẳng định khả năng tài chính các DN phải đầu tư vào những dự án có số vốn hơn 20 tỷ. 24 đơn vị xin đầu tư, tỉnh chấp thuận 12 đơn vị đủ tiêu chuẩn. Trong số đó, các DN như Cty TNHH Hùng Dũng, Cty CP Kim Phúc, Cty CP Du lịch và Khoáng sản Bắc Kạn, Cty Phát triển Công nghệ y học, Cty CP 19/8...tỏ ra “tâm huyết” hơn cả khi khẩn trương trình các đề án xin triển khai song song giữa làm du lịch và khai thác mỏ.  

Rất nhiều người trong cuộc làm chính sách “đổi vàng lấy du lịch” ở Bắc Kạn đều thừa nhận UBND tỉnh Bắc Kạn lấy mỏ vàng ra để “nhử” các DN đầu tư vào các dự án du lịch. Chính ông Cao Sinh Hanh thừa nhận rằng “quyết định số 2758 nói là căn cứ vào các Luật Du lịch, Luật Khoáng sản…nhưng thực chất chẳng có luật nào qui định về vấn đề này cả”. Tỉnh thì muốn thu hút đầu tư du lịch còn các DN chỉ nhăm nhăm vào các mỏ vàng trên địa bàn. Mà đã khai thác vàng tức là đào bới đất cát, tàn phá môi trường. Như vậy đào vàng và làm du lịch có bao giờ đi song hành cùng nhau được. Thế nên có một thực tế là các DN chỉ nhăm nhe vào các mỏ vàng, còn những dự án du lịch chỉ trình lên cho đủ... tiêu chuẩn.

Chưa đủ chuẩn vẫn xí phần 

Ông T, giám đốc một DN làm du lịch ở Bắc Kạn phàn nàn rằng, ông là một trong những người làm du lịch đầu tiên của tỉnh khi đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào khu du lịch Nà Khoang. Thời ông làm chẳng ai quan tâm đến du lịch nhưng khi có chính sách cấp mỏ các DN đổ xô vào làm du lịch dù biết chắc làm là lỗ. Thành thử dù rất muốn được cấp mỏ nhưng DN của ông phải xếp hàng dài dài vì theo tiêu chuẩn  các DN muốn được cấp mỏ phải có dự án du lịch tầm cỡ trên 20 tỷ.  

Cũng theo lời ông T: “Cho dù có đầy đủ các tiêu chí của UBND tỉnh Bắc Kạn cũng khó tìm ra mỏ để xin khai thác bởi hiện tại hầu hết các mỏ vàng ở Bắc Kạn đều đã được các DN xí phần. DN ngoài luồng khó mà chen chân”. Thêm nữa, việc các DN đua nhau đến hồ Ba Bể tìm mọi cách để “moi” cho được điểm đầu tư du lịch và cũng không quên xin ngay mỏ vàng nào đó, khiến Sở VH-TT-DL vốn dĩ chỉ làm chuyên môn, nay phải kiêm thêm cả lĩnh vực xem xét cấp mỏ? Muốn có mỏ vàng, DN phải đi gõ cửa cả hai nơi là Sở TN-MT và Sở VH-TT-DL. Thủ tục nhiều và lòng vòng, một số DN có năng lực và kinh nghiệm khai thác khoáng sản thực sự đã bỏ cuộc.  

Ông Hoàng Đình Toàn, PGĐ Sở Tư Pháp Bắc Kạn, đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định Quy định ưu đãi , hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: “ Mọi công đoạn ra quyết định đều nhanh quá. Điều đáng lo ngại nhất là các DN bán thầu về du lịch cho DN khác, tập trung vào làm vàng dẫn đến tình trạng mỏ vàng vẫn mất còn du lịch vẫn không làm được”.

Để hiểu rõ về bản chất của những dự án du lịch, NNVN xin được đơn cử dự án Cửa thoát nước Pác Chảm, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn. Trước đây, Pác Chảm là bãi lầy thụt, hôi thối vì là nơi nước ứ đọng trước khi thẩm thấu qua lòng núi sang hồ Ba Bể, nên mùa mưa nước dâng ngập lụt, mùa đông thì khô cạn, nếu làm du lịch những điểm như thế khác nào đánh lừa khách, khi cảnh quan chẳng có gì, ai có đến một lần cũng phát hoảng. Còn tại ngã ba sông Năng vốn chỉ là bãi soi sau mỗi mùa lũ người dân trồng ngô hoặc làm bãi thả trâu, xung quanh không có quang cảnh thơ mộng, không nóc nhà dân, còn gặp mùa mưa lũ nước dâng nhanh rất nguy hiểm cho du khách lưu trú tại đó thì mấy ai lại bỏ tiền ăn nghỉ những nơi như vậy.  

Riêng khu nhà nghỉ tại điểm bến xuồng Buốc Lốm cũng theo kiểu “làm cho có”  vì cách lòng hồ Ba Bể hơn 4km, qua mấy ngọn núi mới tới hồ, nhìn xung quanh chỉ là đồi ót, bãi chăn thả trâu ven bờ sông Năng, ruộng lúa cằn cỗi, dân cư lại thưa thớt, cảnh quan không thi vị, khách du lịch mà đến đó chỉ ngủ nghỉ và phải sống theo đơn giá của điểm du lịch này thì khác gì bỏ tiền mua sự bức bách… 

Nhìn chung, những điểm được gọi là du lịch để hợp thức việc cấp mỏ vàng chỉ là bãi chăn thả trâu, DN bỏ tiền thuê vẽ những mô hình nhà hàng, khách sạn nhiều sao cho oai, làm cho nhiều người mong tưởng đến vài năm nữa thôi, quanh các lũng núi gần khu vực hồ Ba Bể sẽ như một Hồng Kông trong mơ vậy. Nhưng suốt 2 năm qua tất cả các dự án vẫn chỉ nằm trên giấy, vì DN cũng mới chỉ lập dự án du lịch cùng lời hứa, còn thực thi như thế nào vẫn chưa có hồi âm, khi họ đua nhau cúng lễ động thổ rồi bỏ đó chờ…cấp mỏ.  Dư luận tỉnh Bắc Kạn lo ngại, tài nguyên của tỉnh rơi vào tay DN mà du lịch vẫn cứ ì ạch.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm