| Hotline: 0983.970.780

Dồn điền đổi thửa sắp về đích

Thứ Ba 14/10/2014 , 08:20 (GMT+7)

Chỉ sau 2 năm, TP Hà Nội đã thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được 74.158 ha, bằng 97,1% kế hoạch. 

* Giá trị canh tác đạt 231 triệu đồng/ha

Vượt qua những khó khăn, nhất là ngại đụng chạm, một số huyện đã thực hiện DĐĐT được diện tích rất lớn như Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa…

Tuy nhiên, so với kế hoạch của UBND TP giao thì hiện vẫn còn 2.206 ha chưa thực hiện xong. Bởi các địa phương đang tập trung chỉ đạo các bước chuẩn bị để sau khi thu hoạch lúa mùa là tiến hành giao ruộng cho dân, phấn đấu cơ bản thực hiện xong trong quý IV.

Không chỉ tạo ra những thửa ruộng lớn giúp cho cơ giới hóa, áp dụng TBKT, canh tác dễ dàng hơn, công cuộc DĐĐT còn có một “món quà” bất ngờ cho Hà Nội là diện tích đất dôi dư.

Theo tổng hợp đến nay toàn TP dôi dư 1.477 ha đất canh tác. Trong thời buổi đất đai đắt đỏ, việc giải phóng mặt bằng rất khó khăn thì quỹ đất lớn trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương quy hoạch cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi.

Về tình hình phát triển nông nghiệp, Hà Nội đã đạt giá trị canh tác 231 triệu đồng/ha. Để có được kết quả đó là cả một chuỗi đột phá. Trước tiên phải kể đến đột phá về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Cách hỗ trợ máy nông nghiệp đang thiếu linh hoạt, thủ tục khá rườm rà khiến người nông dân rất khó tiếp cận. TP cần tháo gỡ vấn đề này bằng cách hỗ trợ trực tiếp thì sẽ tốt hơn.

Hiện TP đã chuyển được 62.032 ha với nhiều mô hình SX hàng hóa mới, đem lại giá trị kinh tế cao như mô hình hoa, cây cảnh của Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Thạch Thất, Thường Tín với giá trị 0,5 - 1 tỷ đồng/ha/năm; thậm chí 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm; Mô hình trồng cây ăn quả ở Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm với giá trị 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm; Mô hình chăn nuôi xa khu dân cư ở các huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Quốc Oai; Mô hình trồng rau an toàn ở Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Phúc Thọ.

Đặc biệt mới đây huyện Phúc Thọ đã thử nghiệm thành công mô hình trồng su hào an toàn trái vụ, huyện Phú Xuyên thử nghiệm thành công mô hình măng tây xanh...

Sau DĐĐT, một câu hỏi lớn được đặt ra là trồng cái gì hay vẫn tiếp tục cấy lúa? Nếu tiếp tục cấy lúa thì DĐĐT chỉ có tác dụng giúp cho công việc nhà nông nhàn hơn chứ chưa thực sự tăng được thu nhập, nâng cao đời sống cho họ.

Nhiều HTX, tổ đội SX, hình thức hợp tác mới được hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển SX, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. TP đã hình thành một số chuỗi liên kết từ SX đến tiêu thụ sản phẩm.

Trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nhân dân. Một số sản phẩm đã tiếp cận được thị trường rộng rãi trong nước và hướng tới XK như lúa chất lượng cao, sữa tươi, quả đặc sản, rau an toàn, hoa cây cảnh…

Tuy nhiên, tại cuộc họp giao ban quý III/2014 của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 Thành ủy Hà Nội chỉ ra những hạn chế, tồn tại của nông nghiệp, nông thôn Thủ đô được vạch ra để tháo gỡ.

Đó là, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tuy tăng khá nhưng chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chưa có nhiều vùng SXNN chuyên canh quy mô lớn. Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao TBKT vào SX hiệu quả chưa cao.

Hàng hóa nông sản có thương hiệu chưa nhiều, công tác xúc tiến đầu tư hiệu quả thấp, sản phẩm SX ra hầu như chưa được chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị. Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển SXNN còn hạn chế. Chưa thu hút được các hộ, DN tham gia vào đầu tư, nhất là ở lĩnh vực chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm