| Hotline: 0983.970.780

Đơn độc một kiếp đàn ông

Thứ Sáu 24/01/2014 , 09:41 (GMT+7)

Mái nhà lỗ chỗ thủng, le lói rọi xuống giường những tia nắng mùa đông khiến ông lão nghèo khổ bị vợ bỏ rơi càng tủi cực. Đó là tình cảnh đáng thương của ông Đào Văn Điệu.

Căn nhà nhỏ ven đê khuất sau lũy tre làng với miếng tôn tạm bợ che chắn trước cửa, chốc chốc gió lại lùa từng cơn lạnh buốt.

Mái nhà lỗ chỗ thủng, le lói rọi xuống giường những tia nắng mùa đông khiến ông lão nghèo khổ bị vợ bỏ rơi càng tủi cực. Đó là tình cảnh đáng thương của ông Đào Văn Điệu ở thôn Thượng Ngạn 1, xã Văn Lang, huyện Hưng Hà- Thái Bình.

Đến thăm ông, đưa mắt quan sát bên trong ngôi nhà, chúng tôi không thấy một thứ gì đáng giá trị ngoài chiếc thuyền cũ nát. Câu chuyện của ông luôn bị gián đoạn bởi tiếng khóc. Ông cố gắng gượng dậy, rồi ngồi ngả lưng trên chiếc gối mềm để tiếp chuyện.


Những ngày qua ông Điệu sống nhờ tình thương của làng xóm

Trong đôi dòng nước mắt sâu thẳm, chúng tôi được biết cuộc đời ông là một nốt nhạc buồn. Năm 30 tuổi ông đi công nhân, gặp gỡ và quen biết bà Vũ Thị Sáng rồi kết duyên vợ chồng. Lấy nhau được hai năm, năm 1989, bà Sáng sinh cho ông một cậu con trai khá kháu khỉnh, ngọn nến gia đình cũng thắp sáng dần từ đây.

Nhưng niềm vui ngắn ngủi chẳng tày gang tay thì tai họa ập đến. Năm 2003, ông đi phu hồ và gặp tai nạn ngã giáo. Kể từ đó ông đau đớn thể xác về nhà nằm dưỡng bệnh 2 tháng trời. Sau đó, khi khỏi thì mất sức lao động khiến ông không còn đủ khỏe mạnh để tiếp tục gánh vác mọi công việc trong gia đình.

Ông Điệu nghẹn ngào tâm sự: “Ngày tôi bị bệnh, bao nhiêu tiền của đồ đạc trong nhà dồn bán hết. Mọi công việc lớn bé đều đặt lên vai người vợ. Rồi không lâu, trong một lần đi khám bệnh, đau đớn hơn tôi lại phát hiện ra mình mắc thêm căn bệnh viêm khớp nữa. Các khớp chân lúc đó đều sưng phù đau buốt, đi lại rất khó khăn, phải chống lạng”.

Khó khăn tiếp nối khó khăn, một lần nữa đôi vai vốn gầy gò của bà Sáng lại nặng thêm những mối lo toan trăm bề. Cũng từ đây trong suy nghĩ của người phụ nữ này bắt đầu chán nản, vì vậy bà đã quyết định rời xa chồng, bỏ lại ông Điệu với đói khổ cùng bệnh tật đeo bám.

Từ ngày bà Sáng mang con bỏ nhà ra đi, để có được miếng ăn một mình ông vẫn phải gắng gượng vất vả mưu sinh: “Sức khỏe yếu, hôm nào chân bớt đau thì chèo thuyền đi đánh lưới chú ạ! May có nó thi thoảng còn kiếm được con tôm, con cá cải thiện cho bữa ăn hàng ngày, còn không thường ăn mắm muối cơm rau thôi. Những lần được nhiều cá, tôi lại đem bán có tiền mua thuốc cầm chừng bệnh”.

Nhìn ánh mắt buồn sâu thẳm mênh mông của ông khi tâm sự như có cái gì đó nghẹn đắng lại trong cổ họng người viết. Chúng tôi biết, trong suốt chừng ấy thời gian, ông không hề trách cứ bà Sáng, mà ông chỉ trách bản thân mình đã không làm tròn được bổn phận của một người chồng người cha.

Từ ngày bà Sáng bỏ đi, đến bây giờ thì hình ảnh “ông gù đánh lưới kiếm cơm” đã trở nên quen thuộc với người dân xóm làng. Tối đến ông thức khuya, sáng dậy sớm lam lũ vật lộn với sông nước mong sao quăng được những mẻ cá lớn có tiền mua thuốc.

Bà Nguyễn Thị Bê, người thân cùng xóm chia sẻ: “Ở đây khổ nhất là chú ấy, ốm đau như cơm bữa, 3 ngày béo 7 ngày gầy. Vợ con bỏ đi đến giờ cũng biệt tin. Hàng xóm chúng tôi ai nấy đều cảm thương, vẫn luôn qua giúp đỡ mang cơm nước đến cho ăn. Người cho gạo, người cho rau. Giờ mong sao chú ấy mau khỏe lại, chứ nằm bệnh gần cả tháng trời rồi các anh ạ”.

Khi được hỏi về ước mơ nhỏ nhoi của ông, khuôn mặt khắc khổ nghẹn ngào ông gượng nói: “Tôi chỉ mong những năm tháng cuối đời, có một ngày tôi gặp lại đứa con và nghe nó gọi hai tiếng bố ơi”.

Được biết, hoàn cảnh của ông cũng xếp vào bậc nghèo khó nhất nhì trong xã, vậy mà cho đến nay ông vẫn chưa được hưởng chế độ trợ cấp nào (?!). Ông Đinh Văn Toán, trưởng thôn Thượng Ngạn 1, cho biết: “Tình cảnh ông Điệu đúng là rất khổ. Cũng chỉ vì nghèo đói bệnh tật mà mất tất cả. Để có được miếng cơm ăn, ông phải khó nhọc kiếm sống bằng nghề bắt cá. Còn về vấn đề có được hưởng chế độ trợ cấp của xã hội hay không thì chúng tôi cũng đã làm đơn và đang chờ cấp trên phê duyệt. Qua đây tôi cũng mong sao mọi tấm lòng, tổ chức, nhà hảo tâm biết ủng hộ giúp đỡ cho tình cảnh ông bớt khổ, có Tết”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm