| Hotline: 0983.970.780

Dồn khách hàng đến chân tường

Thứ Ba 12/08/2014 , 09:53 (GMT+7)

Tự ý niêm phong mặt bằng đã cho thuê theo hợp đồng, cản trở hoạt động kinh doanh và hăm dọa, dùng những lời lẽ sặc mùi “chợ búa”…, là cách hành xử của một DN có mặt bằng cho thuê, nhằm ép khách hàng phải vi phạm hợp đồng.

NHỮNG CHIÊU TRÒ

Theo đơn kêu cứu của bà Lê Thị Thanh Huyền, giám đốc Cty TNHH MTV Junior Art Club (Cty JAC), ngày 1/7/2013 Cty JAC ký hợp đồng thuê lầu 8, tòa nhà cho thuê AVS (số 14 Trương Quyền, P.6, Q.3, TP.HCM) của Cty TNHH DV Anh Vy, do bà Trần Thị Thanh Hương làm giám đốc để mở lớp dạy kỹ năng, nghệ thuật… cho học viên là nữ công chức, sinh viên, các bà nội trợ, và thanh thiếu niên.

Các lớp học của JAC chủ yếu hoạt động từ 5h30 chiều đến 8h30 tối, nên JAC đăng ký hoạt động ngoài giờ (mẫu đăng ký do Cty Anh Vy phát hành) và chấp nhận đóng các khoản phí ngoài giờ như tiền điện, phục vụ, quản lý… cao gấp 3 lần bình thường.

“Tiền thuê mặt bằng chúng tôi thanh toán trước hạn. Các khoản chi phí ngoài giờ, dù biết vô lý nhưng chúng tôi vẫn thanh toán đủ. Nhưng không hiểu lý do gì, từ tháng 5, bà Hương “giở chứng”, không cho chúng tôi đăng ký ngoài giờ. Hơn 80% doanh thu của công ty tôi từ hoạt động ngoài giờ, nếu bà ấy không cho hoạt động, chúng tôi không thể duy trì”, bà Huyền bức xúc nói.

Theo bà Huyền, từ hơn 2 tháng nay, ngoài việc không cho JAC đăng ký làm ngoài giờ, bà Hương còn liên tục gây khó dễ cho JAC như: Chỉ cho để 8 xe máy trước sảnh tòa nhà, còn lại tự gửi bên ngoài chứ không được gửi dưới tầng hầm (nơi để xe). Trong khi hợp đồng ghi rõ, xe của phía Cty JAC được gửi dưới tầng hầm tòa nhà với phí 250 ngàn đồng/tháng/xe.

“Theo hợp đồng giữa 2 bên, tiền thuê mặt bằng thanh toán trước ngày 10, sau ngày này thì phạt 0,05%. Nếu hết tháng mà chưa thanh toán thì bà Hương có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và Công ty JAC phải bồi thường hợp đồng. Còn phía bà Hương niêm phong mặt bằng mà không có bên liên quan, không có người làm chứng như vậy là chiếm giữ tài sản trái phép”, Luật sư Nguyễn Hồng Cơ, Đoàn luật sư TPHCM.

Chưa hết, nhân viên, khách hàng của Cty JAC đến liên hệ, không được sử dụng sảnh chính của tòa nhà (diện tích sử dụng chung), mà phải đi xuống tầng hầm (khu vực bãi xe, kho bãi) để lên tầng 8. Rồi cúp điện thang máy đúng thời điểm khách hàng của Cty JAC đến học, khiến mọi người phải đi bộ từ tầng hầm lên tầng 8 và rất nhiều điều vô lý khác nữa... 

Các bằng chứng (videoclip, ghi âm do nhân viên Cty JAC và PV thu thập) cho thấy, bà Hương cư xử với khách hàng bằng thái độ rất ngang ngược: Chửi bới, xúc phạm nhân viên của JAC bằng những lời lẽ rất “chợ búa”, dọa thuê giang hồ “xử”.

CHIẾM ĐOẠT TIỀN CỌC?

Sự việc là, ngày 1/7/2014, Công ty Anh Vy gửi thông báo thu phí tiền thuê văn phòng 3 tháng (gần 73 triệu đồng). Do không được hoạt động ngoài giờ, JAC gần như không có doanh thu nên gửi văn bản kiến nghị bà Hương cho JAC được hoạt động như trước và sẽ thanh toán tiền thuê mặt bằng trước hạn.

Tuy nhiên, bà Hương không chấp nhận. Và, sáng ngày 15/7, khi nhân viên Công ty JAC đến văn phòng làm việc thì được bảo vệ tòa nhà cho biết: Văn phòng Công ty JAC đã bị niêm phong!

11-12-34_nh-2
Bà Trần Thị Thanh Hương, chủ tòa nhà AVS, tức giám đốc Công ty Anh Vy, tại trụ sở công an P.6, Q.3

Sau gần 1 tháng bị niêm phong văn phòng trái phép, phía Công ty JAC đã 2 lần liên hệ với bà Hương, đề nghị bà cho mở niêm phong để lấy tiền thanh toán, nhưng bà không chấp nhận. Ngày 17/7, bà Huyền đến tòa nhà AVS thương lượng với Công ty Anh Vy (với sự có mặt của luật sư và anh Thọ, cảnh sát khu vực, công an P.6, Q.3). Nhưng bà Hương vắng mặt.

Sau khi liên lạc với vợ chồng bà Hương qua điện thoại, anh cảnh sát khu vực thông báo họ đang ở ngoài Bắc và hẹn ngày khác. “Từ tháng 5 đến nay, công ty tôi đã thất thu hàng trăm triệu đồng, phải trả lại tiền học phí cho học viên. Nhưng tổn thất lớn nhất là uy tín công ty bị mất. Chúng tôi sắp phá sản rồi”, bà Huyền than.

Theo tài liệu PV, có ít nhất 5 công ty từng đến thuê văn phòng và sau đó “bỏ của chạy lấy người”, trước thời hạn. Trong đó 1 công ty mất gần 100 triệu (tiền cọc và các khoản “phí” khác), công ty khác phải chấp nhận “để lại” tòa nhà AVS gần 200 triệu (do thuê 1 lúc 2 tầng lầu), trước khi đi.

11-12-34_nh-1
Tòa nhà cho thuê AVS, nơi nhiều DN phải “bỏ của chạy lấy người”, đi trước thời hạn hợp đồng

Điều đáng nói là, những công ty này đều không dám khiếu nại, mặc dù biết bị “ép”. Một nữ giám đốc DN sau khi bỏ tòa nhà AVS đi trước thời hạn, đã có đơn khiếu nại, nhưng khi chúng tôi liên hệ, chị lại thay đổi thái độ, không khiếu nại nữa và nói “không muốn rắc rối”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất