| Hotline: 0983.970.780

Dồn sức sấy lúa cho nông dân vùng lũ

Thứ Hai 31/10/2011 , 16:32 (GMT+7)

TT Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Trị đã dồn sức giúp bà con nông dân vùng lũ sấy lúa để giữ hạt lúa được lâu hơn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực.

 Sau lũ lụt, nông dân Quảng Trị có hàng ngàn tấn lúa bị ẩm ướt, lên mộng.   Thời tiết những ngày sau lũ lụt lại mưa liên miên làm cho hạt lúa càng hư hỏng thêm. Trong tình hình cấp bách ấy, TT Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Trị, đã dồn sức giúp bà con nông dân vùng lũ sấy lúa để giữ hạt lúa được lâu hơn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực.

     Bà con nông dân huyện Gio Linh chuyển lúa về lò sấy của TT

Đến nay, TT đã xây dựng được 6 lò sấy đặt ở 3 nơi là Nhà máy chế biến hạt giống, Trại giống lúa Vĩnh Thủy ở huyện Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị. Mỗi lò sấy có công suất 8 đến 10 tấn/mẻ/ngày, theo dạng kiểu lò đứng cố định, sấy 2 chiều, nhiệt bằng than đá và quạt gió. Tổng số tiền  đầu tư mỗi lò khoảng 150 triệu đồng.

 Theo đó, lò sấy được cố định, có thể sấy được cả ngô, lạc, sắn. Lò xây bằng gạch nên giữ được nhiệt, thoát nhiệt nhanh. Lò sấy 2 khoang gió nên không phải đảo trộn nguyên liệu sấy trong quá trình thao tác và điều quan trọng nhất là ổn định nhiệt, phù hợp cho việc sấy lúa để làm giống.

Trong 3 năm qua, TT đã sử dụng lò sấy đạt hiệu quả cao và chủ yếu là sấy giống lúa để phục vụ công tác giống. Tỷ lệ lúa giống qua sấy, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90% so với phơi nắng và thời gian sấy nhanh hơn.

 Đặc biệt từ tháng 10 đến nay, lúa HT thu hoạch xong không phơi được, nhiều gia đình nông dân phải đổ đi hàng tấn lúa bị nảy mầm. Đứng trước khó khăn này, TT có một số lô giống cần phải sấy lại nhưng vẫn ưu tiên dành thời gian sấy lúa cho dân.

Việc làm của TT nhận được nhiều sự tán thưởng. Ông Trương Quang Hùng- Trưởng phòng NN-PTNT huyện Triệu Phong, cho biết: “Trong giai đoạn bức bách này việc TT Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Trị đầu tư lò, tổ chức sấy lúa cho bà con nông dân rất ý nghĩa. Nhờ đó mà một khối lượng lúa rất lớn của bà con tránh được hư hại. Mong có được nhiều lò sấy như vậy”

Theo ông Trí, chủ trương của TT là không tính toán đến lỗ lãi mà chỉ thu tiền vừa đủ chi phí còn nhân công kỹ thuật sấy, trực đêm TT bỏ kinh phí hỗ trợ. TT coi đây là một nhiệm vụ, không đặt nặng dịch vụ lấy lãi nên thời gian qua đã sấy được gần 1.000 tấn lúa cho bà con nông dân nông dân trong tỉnh.

 Theo tính toán, 1 kg lúa sấy chi phí tốn khoảng 500 đồng tiền than, với giá lúa hiện nay 7.000 đồng/kg thì nông dân vẫn thu về trên 5.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Quang Trung ở xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh, phấn khởi: “Bà con nông dân rất vui mừng khi được TT giúp sấy lúa.”  Còn ông Nguyễn Đức Chính- Chủ tịch xã Gio Quang, huyện Gio Linh, cho biết: “Nhờ có lò sấy của TT nên nhiều gia đình nông dân của xã trọng điểm lúa này thoát khỏi nạn lúa bị mốc, lên mộng. Mong rằng TT đầu tư thêm lò sấy lúa ở xã trọng điểm nông nghiệp này”

 Ông Nguyễn Văn Trí nói rằng các huyện cần đầu tư các cụm lò sấy cho nông dân. Theo tính toán, mỗi huyện cần đầu tư khoảng 50 máy để phục vụ vụ HT.   Đây chính là cách làm hay trong điều kiện dân gặp khó khăn về phơi, là giải pháp đầu tư sau thu hoạch đối với ngành nông nghiệp nên nhà nước cần phải có chiến lược đầu tư. Có thể giao một phần kinh phí cho các địa phương hoặc doanh nghiệp đóng góp 50%, dân đóng góp 50% để trang bị lò sấy.”

   

    Ông Nguyễn Văn Trí- Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Trị, cho biết, hàng năm vụ HT ở Quảng Trị có hàng ngàn ha lúa bị ngâm nước. Sau khi gặt xong, không có nắng để bà con nông dân phơi nên lúa bị nảy mầm. Xuất phát từ thực tế đó, TT đã xây dựng hệ thống lò sấy nhằm mục đích sấy giống lúa hàng vụ để cung ứng giống cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là tổ chức sấy lúa trong điều kiện mưa lũ kéo dài cho bà con.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm