| Hotline: 0983.970.780

Đơn vị thi công né trách nhiệm trong vụ 4 em bé chết đuối

Thứ Tư 17/08/2011 , 09:59 (GMT+7)

Phó giám đốc Vinaconex - PVC Nguyễn Thanh Quỳnh cho rằng, sự việc trên là "hoàn toàn khách quan" và nếu gia đình quản lý tốt thì đã không xảy ra bi kịch.

2 ngày sau cái chết của 4 đứa trẻ ở xã Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội), Phó giám đốc Vinaconex - PVC Nguyễn Thanh Quỳnh cho rằng, sự việc trên là "hoàn toàn khách quan" và nếu gia đình quản lý tốt thì đã không xảy ra tai nạn.

>> 4 em nhỏ chết thảm dưới ao công trình

Chiều 16/8, ông Nguyễn Thanh Quỳnh, Phó giám đốc Công ty cổ phần Vinaconex - PVC, đơn vị thực hiện dự án mở rộng, hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc, đã có buổi làm việc với báo chí.

Ông Quỳnh cho biết, dự án được khởi công vào cuối năm 2008, nếu đúng kế hoạch đến nay đã đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, do quá trình thi công vướng ở khâu giải phóng mặt bằng nên dự án bị chậm tiến độ.

Hiện tại mặt của tuyến đường về cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên có một điểm trũng sâu như hình cái phễu (do thi công vướng dây cáp quang quốc gia nên máy xúc không làm việc được), dẫn đến việc hễ trời mưa lớn là gây ngập úng.

Theo ông Quỳnh, công ty đã lập ban điều hành công trường tại vị trí thi công và cắt cử một ban điều hành thường xuyên giám sát việc ra vào của người dân. Ít nhất luôn có 4-5 người từ bảo vệ đến kỹ sư ở đó.

"Nhưng việc nhắc nhở, cảnh báo trong toàn bộ khu vực là rất khó. Trước đây khi thi công, đơn vị đã cắm biển báo, tuy nhiên do vừa qua nhiều trận mưa quá lớn nên những vật che chắn và biển cảnh báo bị mất dần", ông Quỳnh giải thích.

Trả lời về trách nhiệm của đơn vị thi công đối với cái chết của 4 đứa trẻ, vị lãnh đạo này cho rằng sự việc trên diễn ra là "hoàn toàn khách quan", hơn nữa nếu gia đình các cháu quản lý tốt thì không xảy ra tình trạng như vậy.

"Chúng tôi xin phép không bình luận thêm gì về trách nhiệm trong sự việc này, tất cả nguyên nhân như thế nào các cơ quan chức năng sẽ điều tra làm rõ", ông Quỳnh nói thêm.  

2 ngày sau tai nạn, đơn vị thi công mới cho lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh ao nơi xảy ra sự việc

Chiều 16/8, tại hố công trình thi công, nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm của 4 cháu nhỏ, phía đơn vị thi công đã cho lắp đặt hệ thống biển báo và căng dây để khoanh vùng cảnh báo nguy hiểm. Hai gia đình có 4 cháu nhỏ bị chết đuối cũng có mặt để làm lễ cầu siêu cho các em.

Khuôn mặt hốc hác sau hai đêm không ngủ, anh Nghiêm Văn Toàn, bố của 2 cháu Nghiêm Văn Hưng và Nghiêm Quang Huy ngậm ngùi: "Nếu trước đây có biển báo như bây giờ thì gia đình làm gì phải đau khổ như thế này. Các cháu đều biết đọc cả, nhìn thấy biển cảnh báo và có dây quây thì làm gì có cháu nào dám xuống tắm nữa".

Anh Toàn cho biết thêm, ngày 15/8 đơn vị thi công và ban quản lý dự án đã đến nhà thăm hỏi và hứa 3 ngày nữa sẽ cùng gia đình giải quyết sự việc. Hiện ngoài số tiền hỗ trợ 50 triệu đồng, đến nay đơn vị thi công vẫn chưa có phản hồi gì với gia đình. "Giờ đây vợ chồng tôi tay trắng, biết đến bao giờ chúng tôi mới quên được nỗi đau này", anh Toản nghẹn ngào.

Trước đó chiều 14/8, sau khi ăn rằm tháng bảy, 4 đứa trẻ của 2 gia đình ở thôn Phú Đô, xã Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) rủ nhau đi chơi và chết đuối dưới ao công trình rộng khoảng 400 m2, sâu gần 2 m, cách phòng bảo vệ công trình 20 m.

Hố nước này nằm trong dự án nút giao thông từ làng Phú Đô lên đại lộ Thăng Long, thuộc dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc do Công ty cổ phần Vinaconex - PVC làm đơn vị thi công.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm