| Hotline: 0983.970.780

Dòng chảy ngầm tằm tơ!

Thứ Năm 03/07/2008 , 08:00 (GMT+7)

Sau bao thăng trầm, có giai đoạn tưởng chừng như không thể tồn tại, thị trường bị “đóng băng” còn nghề tằm bị ruồng rẫy, hầu như không có bất kỳ đầu tư gì, nghề cổ truyền ấy vẫn sống như một mạch ngầm, âm thầm mà mạnh mẽ…

Bài 1: Lặng lẽ nghề tằm!

Nuôi tằm là nghề truyền thống ở Việt Nam cả trăm năm, cả ngàn năm nay nhưng có lẽ cũng chưa bao giờ nghề này lại phải trải qua “cuộc bể dâu”, thăng trầm lớn như chục năm gần đây. Đã có lúc, thị trường xuất khẩu bế tắc, nhà máy ươm tơ đóng cửa, các trại tằm đình trệ, người nuôi tằm đua nhau đốn dâu, một số địa phương đã coi việc loại bỏ nghề tằm tơ nhanh như một… thành tích. Con tằm bị ruồng rẫy, bị bỏ rơi khiến cho cây dâu cũng chịu hệ luỵ. Cùng là cây trồng nhưng cây ngô, cây lúa, cây đậu… được khuyến khích, được bao ưu đãi, bao chương trình khuyến nông còn cây dâu thì không, thậm chí còn bị chính quyền cơ sở ngầm đồng ý cho phá bỏ.

Về phía vĩ mô, chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng trong toàn ngành và quản lý điều hành còn lúng túng. Quản lý nhà nước trên các mặt: quy hoạch, kế hoạch; giá và chất lượng sản phẩm; quản lý sản xuất và cung ứng giống tằm yếu dẫn đến không hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh…

Trồng dâu nuôi tằm ở Nguyên Hòa

Không còn sự quan tâm nên vấn đề hàng đầu là giống tằm năng suất, chất lượng cao cũng bị bỏ ngỏ. Nạn nhập lậu trứng tằm của Trung Quốc tràn lan, không kiểm soát nổi chất lượng cũng như dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất kén. Thêm vào đó, việc thâm canh, áp dụng quy trình kỹ thuật của nông dân còn thấp; các tiến bộ kỹ thuật về giống dâu, giống tằm, công nghệ ươm tơ chậm được phổ biến và nhân rộng; đầu tư sản xuất còn hạn chế; thiết bị chế biến tơ cũ kỹ, lạc hậu; công nghệ dệt và sau dệt đi sau thế giới cả vài chục năm… đã khiến cho có lúc tưởng như con tằm đã thực sự ở vào thế tuyệt diệt.

Thế nhưng, trước bao biến cố to lớn ấy nghề này vẫn tồn tại và dần dần hồi phục. Cả nước đã hình thành những vùng dâu có diện tích lớn, sản lượng kén cao như: Sơn La, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nam khu Bốn cũ, Lâm Đồng. Tất nhiên so với thời kỳ cực thịnh thì không bằng (năm 1995, cả nước có 38.000 ha dâu, sản xuất khoảng 26.000 tấn kén, ươm 2.500 tấn tơ, bình quân 700 kg kén/ha. Hiện nay, diện tích dâu chỉ còn 21.000 ha, sản xuất 21.000 tấn kén, ươm 2.100 tấn tơ. Năng suất kén bình quân đạt 1.000 kg/ha) nhưng như thế đã có thể thấy sức sống của nghề rất bền bỉ. Sở dĩ có được điều ấy vì trong nông nghiệp, không một vật nuôi nào có chu kỳ từ sản xuất đến thu hoạch lại nhanh như nuôi tằm, chỉ khoảng trên 20 ngày là đã có tiền “tươi”.

Cây dâu lại là cây thuộc loại chịu nết của con nhà nghèo, không hề kén đất, không tranh chấp diện tích với cây trồng khác. Mức đầu tư cho trồng dâu nuôi tằm không nhiều (thậm chí có thể nói là thấp hơn hẳn so với một số ngành nghề khác như trồng cà phê, chè, tiêu...) nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá mà lại bền vững nhất vì rất ít khi phải sử dụng thuốc BVTV. Nuôi tằm không quá phức tạp, lao động ở đủ mọi lứa tuổi và trình độ văn hóa đều có thể tham gia. Hơn thế, sau sự cố vùng Vịnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm tơ tằm trong nước và thế giới dần ổn định, giá tơ, kén và các sản phẩm phụ liên tục tăng cao nhất là từ 2003 đến nay. Giá trị xuất khẩu toàn ngành của Việt Nam ước đạt 160-200 triệu USD/năm- đặc biệt thị trường tơ, lụa trong nước đang tăng (khoảng 1,2 – 1,5 triệu mét/năm).

Tôi xuôi sông Luộc về Nguyên Hoà (Phù Cừ, Hưng Yên) để tìm hiểu về nghề tằm tơ nơi đây. Gắn bó với nghề nên ông Phạm Văn Tuyên-Chủ nhiệm HTX hiểu rõ những chìm nổi của tằm tơ ở địa phương. Hai chục năm trước, hồi ông đi bộ đội về, khi ấy nghề nuôi tằm ở xã đã bắt đầu phát triển dù dân khi đó chỉ quen trồng loại “dâu chân vịt”. Hai thôn La Tiến và Thị Giang hồi đó có hơn 100 mẫu dâu, nhà nhà nuôi tằm, người người nuôi tằm và sống được cũng nhờ tằm.

Đùng cái, thị trường tơ bị tắc, giá kén xuống thảm hại, người ta đổ xô phá dâu trồng ngô trồng đậu đến nỗi năm 1996 ở Nguyên Hoà còn sót lại có 5 mẫu dâu. Giờ thì mọi sự đã khác, thôn La Tiến có 436 hộ thì cỡ 300 hộ nuôi tằm với tổng diện tích dâu cỡ 100 mẫu. Ông chủ nhiệm bảo nếu nuôi được thì không gì hiệu quả bằng con tằm. Ngô, đỗ trồng ở vùng bãi thu hoạch rất bấp bênh vì lo nước ngập nhưng dâu ngập nước cả tháng vẫn vô tư. Trồng dâu đầu tư rất ít, từ cả thuốc BVTV đến phân bón so với các loại cây trồng khác. Hơn thế, dâu cũng không bị chuột phá nên khỏi lo mất mùa…

Giống dâu bây giờ cũng không còn là “dâu chân vịt” mà là dâu cao sản. Cung cách nuôi tằm giờ cũng khác xưa nhiều. Trước người nuôi phải chăm từ khi trứng nở đến khi tằm chín, lên né thì nay được chuyên môn hoá. Làng La Tiến giờ đây thành lập cả tổ nuôi tằm con gồm ba người có kinh nghiệm, nuôi toàn bộ số tằm con cho nhiều hộ khác đến khi khoảng 10 ngày tuổi thì chuyển giao. Các hộ nuôi tằm con được hưởng phần trăm theo tỷ lệ thoả thuận, thường mỗi vòng trứng được 25.000 đồng với điều kiện phải đảm bảo trên 60% hộ nhận nuôi tằm con nhà mình phải thắng lợi.

Chính bởi điều ràng buộc quyền lợi đó nên liên tục đi đôn đốc các hộ khác trong tổ về mặt kỹ thuật. Việc nuôi tằm dưới dạng phân công giai đoạn này vừa đỡ tốn công sức lại hạn chế tối đa rủi ro bởi tằm từ 10 ngày tuổi nuôi khá dễ. Một điều khác nữa là nuôi tằm bây giờ còn có nhiều yếu tố kỹ thuật mới như giống mới GQ 2218 chống chịu nóng tốt, chất lượng tơ tốt, có thuốc vệ sinh sát trùng, phòng trừ bệnh… và không thể thiếu việc trở lửa khi tằm nhả tơ. Trở lửa nghĩa là dùng bếp than sấy phòng tằm để độ ẩm xuống 60-70%, tơ nhả đến đâu keo khô đến đấy, không bị đứt, không bị mấu gút, tỷ lệ tằm đứng né giảm hẳn nên chất lượng cũng như năng suất kén tăng lên trông thấy.

Giờ cả làng La Tiến ai nuôi tằm hầu như cũng áp dụng khá thành thạo những kỹ thuật trên. Khi tôi đến, cả nhà ông Đặng Đình Khởi già trẻ, lớn bé đang xoay trần ra gỡ kén. Ông Khởi có 3 sào ruộng và mới đây đã phải thuê thêm cho đủ 7 sào để trồng dâu nuôi tằm. Ông Khởi nuôi tằm theo kiểu gối lứa nên mỗi năm được 11-12 lứa, mỗi lứa 60-70 kg kén (trung bình mỗi vòng trứng 10kg kén), trừ chi phí cũng được lãi cỡ 2,8-3,2 triệu đồng/tháng, tổng lãi khoảng 25 triệu đồng/năm.

Ông hạch toán: “Một sào dâu mỗi năm bón 15 kg đạm, 20 kg NPK là có thể nuôi 10 lứa tằm ngon ơ, thu lãi hàng triệu. Nhà tôi cấy lúa để đủ ăn còn nuôi tằm để tích luỹ chú ạ”. Hàng trăm hộ khác trong làng La Tiến rồi Thị Giang cũng có khoản thu nhập từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng/tháng như vậy từ nghề tằm. Con tằm đã giúp cho đời sống của họ đỡ nhọc nhằn và có phần khấm khá lên nhiều…

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm