| Hotline: 0983.970.780

Đồng lòng với tiến bộ kỹ thuật

Thứ Hai 21/10/2013 , 12:24 (GMT+7)

Tạm biệt Vĩnh Hưng, Long An với những cánh đồng vàng màu lúa chín trải dài ngút tầm mắt, chúng tôi hướng về huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Tạm biệt Vĩnh Hưng, Long An với những cánh đồng vàng màu lúa chín trải dài ngút tầm mắt, chúng tôi hướng về huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Qua Tân Thạnh, Long An, xe lăn bánh trên đường N2, con đường rải nhựa êm ru như dải lụa, mấp mô lên xuống với nhiều cây cầu lớn nhỏ giữa đồng nước mênh mông, xa xa ẩn hiện bóng dáng làng quê êm đềm.

Qua hết khúc đường lớn là một lối đi nhỏ băng qua vài chiếc cầu khỉ đã được xi măng hóa nhưng trông vẫn lênh khênh nối giữa hai bờ con rạch nhỏ, ngoằn ngoèo bám theo bờ rạch với rất nhiều rặng dừa nước và cây trái là nhà của anh Đặng Hữu Thành (Út Thành) và vợ là chị Võ Thị Thương ở ấp 3, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp).

Yêu lúa như con

Bước ra đón khách từ căn nhà nằm lọt thỏm giữa vườn chuối, mít, nhãn và vô số những gốc mai, anh Út Thành thành thật chia sẻ, ruộng nhà chỉ có 1 ha như hầu hết các hộ cùng xã nên ngoài làm lúa thì vợ chồng anh còn nuôi heo và trồng đậu, cà, khổ qua để tăng thu nhập, tuy nhiên, cây lúa vẫn là chủ đạo nên vụ nào cũng đều chứa đựng những niềm hi vọng bội thu của cả gia đình.

Anh kể, từ 1 vụ lúa mỗi năm đời ông cha anh đến 3 vụ ngày nay là cả một sự thay đổi đáng kể. Nhờ hệ thống đê điều chống lũ theo định hướng đúng đắn của ngành nông nghiệp địa phương nên mặc dù nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười nhưng xã Đốc Binh Kiều lại không hề bị lũ, do vậy bà con mần được 3 vụ một năm. Yêu lúa và đầu tư hết sức cho lúa bởi vì “cây lúa như đứa con, chăm không khỏe sẽ bị suy dinh dưỡng” nên cả hai vợ chồng anh đều dồn hết sức cho đứa con này.


Chắc hạt, trĩu bông - niềm mong mỏi của nhà nông

Con đường tiếp cận cách chăm sóc đứa con này theo phương thức mới cũng hết sức tự nhiên như chính vẻ chất phác, mộc mạc của anh chị Út. Nhớ năm 2004, lúa bị thối gié, lá hư, nghe người ta giới thiệu có loại thuốc Filia rất tốt, anh quyết định mua xịt thử xem hiệu quả ra sao. Mặc dù giá thuốc rất mắc nhưng anh chị vẫn xài đúng như khuyến cáo ghi trên vỏ chai chứ không hề cắt xén, giảm liều để tiết kiệm. Kết quả là, lúa trên đám ruộng vẫn cho bông bình thường mặc dù có những chiếc lá đã hư trước đó.

Cũng thời điểm đó, người ta nói “ông nào xịt Anvil là nhà giàu” (Anvil là một trong những loại thuốc đặc trị đốm vằn được coi là đắt tiền nhất trên thị trường lúc bấy giờ). Giàu đâu không thấy, anh Út vẫn mua về phun, thấy lúa có màu xanh khỏe, không bị đốm vằn hỏi thăm, đòng to, hạt nặng, anh rất ưng.

Từ đó, tất cả những loại thuốc nào mới ra mang nhãn hiệu Syngenta anh đều là người đầu tiên trong xã mua về sử dụng. Và cũng từ đó niềm tin của hai vợ chồng anh rằng “tiền nào của nấy” - biết đầu tư đúng thì sẽ mang lại kết quả cao chứ không vì tham thuốc rẻ mà “tiền mất tật mang”.

Ngồi bên bàn trà, chị Thương vợ anh cũng hồ hởi góp vui: “Ngày trước với kinh nghiệm làm ruộng truyền thống mần giỏi lắm cũng chỉ đạt 5 - 6 tấn/ha. Từ ngày biết đến giải pháp tích hợp theo 4 giai đoạn sinh trưởng của lúa của Cty Syngenta Việt Nam chăm cho lúa khỏe mạ, sung chồi, đều đòng, đầy hạt và áp dụng theo đúng giải pháp này, năng suất đã leo lên đến 7 - 8,5 tấn/ha”.

Chăm lúa phải như chăm em bé - ngay từ giai đoạn đầu phải thật chu đáo, bồi bổ cho lớn bật lên, tăng sức đề kháng thì mới cho năng suất tốt được, chị ví von một cách rất giản dị.

“Như ông thợ sửa xe honda chỉ cần nghe tiếng máy nổ là biết xe hiệu gì, bị hỏng gì. Tôi nhìn lúa là biết bệnh gì, cần thuốc gì, xử lý như thế nào”, anh Út Thành chêm vào.

Vượt trội nhờ áp dụng đúng KHKT

Khi cả hai vợ chồng đều chung một tâm tư và đồng lòng tiếp cận KHKT, năng suất lúa tươi mấy vụ gần đây đã vượt trội khoảng 2,5 tấn/ha so với trước kia, giúp gia đình tăng thu nhập khoảng 13 triệu đ/vụ, 1 năm với 3 vụ tổng thu nhập vượt trội đạt khoảng 35 - 40 triệu, một con số đáng kể đối với 1 ha ruộng.


Vợ chồng anh Út Thành, nhà nông tiên phong

Điều tâm đắc tiếp theo phải kể đến là tiết kiệm được chi phí. Chị Thương kể, có chú em mần cùng một loại giống như nhà chị nhưng xài nhiều loại thuốc của nhiều hãng khác nhau nên mặc dù doanh thu ngang nhau nhưng chi phí nhiều hơn, thành thử lời ít hơn. Sau khi so sánh con số đạt được thì chú em nói chắc nịch: “Vụ này chắc tui sẽ theo anh chị mà làm”.

“Càng làm càng thấy được nên “mê” lắm, càng muốn học hỏi những gì tiến bộ hơn để có lời nhiều hơn nữa. Bây giờ báo đài, truyền thông phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm nhà nông rộng rãi cho bà con, ai ai cũng có thông tin tiến bộ để cập nhật, nhưng quan trọng nhất là áp dụng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách trên đồng ruộng của mình”, chị Thương chia sẻ.

Và thay đổi tập quán canh tác

Cũng như nhiều vùng lúa khác, đã rất lâu rồi bà con trong xã hình thành một truyền thống khó thay đổi là gieo sạ dày đến 20 kg/1.000 m2 với suy nghĩ sạ dày thì nhiều cây, nhiều đòng, nhiều bông. Được sự hướng dẫn của các kỹ sư nông học rằng sạ thưa sẽ mang lại nhiều dinh dưỡng cho cây, tăng sự hấp thu ánh mặt trời giúp cho lúa ít sâu bệnh hơn, trổ nhiều bông và cho nhiều hạt hơn, vợ chồng anh đã áp dụng sạ 12 kg trên cùng diện tích đó nên riêng tiền giống đã tiết kiệm được 1 triệu đ/ha mà năng suất thu được vẫn như ruộng sạ dày, trong khi chi phí mua phân lại giảm đi đáng kể.

Thay đổi quan niệm gieo sạ dày của bà con không phải ngày một ngày hai mà làm được. Trong thời gian qua, các cơ quan chuyên ngành tại địa phương như Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đã liên tục tổ chức các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn và tập huấn cho bà con những kiến thức gieo sạ tốt nhất cho cây lúa.

Ủng hộ chủ trương của nhà nước và thấu hiểu thực tế “nông dân nghe chính nông dân nói mới tin”, anh Út đã không ngần ngại cho Syngenta dùng ruộng nhà mình để tổ chức hội thảo đầu bờ, làm mô hình ứng dụng các giải pháp mới, qua đó anh tự tin thuyết trình chia sẻ cho bà con những cách thức canh tác tốt nhất từ chính kinh nghiệm bản thân.

Nài nỉ chúng tôi mang một gốc mai trong vườn về trồng lấy bông dịp Tết này, với niềm tự hào trong ánh mắt, anh Út khoe có cô con gái lớn đang theo học Khoa BVTV, Trường ĐH Cần Thơ và mong con sẽ nối tiếp mình đem những gì học được ở trường vào phục vụ nhà nông. Đất lúa sẽ càng có tương lai hơn khi ngày càng có nhiều nhà nông vừa mở lòng ra với KHKT vừa đầu tư vào kiến thức.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.