| Hotline: 0983.970.780

Dòng suối biến cây thành đá

Thứ Sáu 25/01/2013 , 08:43 (GMT+7)

Tất cả cây cối ven suối Hiêu, xã Cổ Lũng (Bá Thước, Thanh Hóa) đều bọc một lớp đá vôi. Nhiều người biết được bí mật này đã mang những bộ rễ đẹp đến ngâm dưới suối để bán.

Tất cả cây cối ven suối Hiêu, xã Cổ Lũng (Bá Thước, Thanh Hóa) đều bọc một lớp đá vôi. Nhiều người biết được bí mật này đã mang những bộ rễ đẹp đến ngâm dưới suối để bán.

Năm 2011 thông tin đầu tiên về cây hóa đá rộ lên không chỉ bởi nó lạ mà còn vì được rao bán với giá triệu USD. Cây này tình cờ được gia đình ông Hoàng Văn Ngọc (thôn Tráng, xã Lâm Xa, huyện Bá Thước) tìm được trong một cái hang ở sông Luồng, huyện Quan Hóa, cách đây gần 10 năm.

Ngay sau đó, cây hóa đá được con gái ông Ngọc đưa lên mạng rao bán, gây chú ý cho nhiều người. Tuy nhiên, không có hình ảnh, bằng chứng nào để kiểm chứng cây hóa đá này có xuất hiện từ sông Luồng, còn gia đình ông Ngọc thì không nhớ rõ đó là ở khúc sông nào.


Một gốc cây to chưa kịp hóa đá do suối Hiêu đang vào mùa nước cạn

Bẵng đi một thời gian, cuối năm 2012, kiểm lâm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đóng trên địa bàn huyện Bá Thước đã bật mí về dòng nước ở thác Hiêu. Đi hết thị trấn Cành Nàng (huyện Bá Thước), qua cầu La Hán bắc qua sông Mã về hướng xã Cổ Lũng chừng hơn 20 km cả đường nhựa lẫn đường đất leo núi thì đến nơi có thác Hiêu.

Thác Hiêu nằm ở bản Hiêu, bản nằm xa và cao nhất của xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước. Toàn bộ các tầng nước ở thác Hiêu đều có đặc điểm là chảy trên nhiều lớp đá vôi. Hai bên và nhiều điểm nhô ở giữa dòng nước là những lớp đá vôi bám chặt. Thành phần đá vôi lớn trong nước chính là một trong những lý giải về bí ẩn cây hóa đá và cũng là điểm đặc biệt ở dòng thác này.

Những rễ, thân cây ven dòng suối chảy từ thác được bọc trong một lớp đá vôi. Càng lên cao, sự đông lại, kết tụ của đá vôi ở hệ thống suối Hiêu càng thấy rõ. Những túm rễ cây rừng to, dài bám theo ven suối, đón nhận dòng suối chảy qua lâu ngày trở thành những hình thù kỳ quái như hình bàn tay, hình bộ râu dài của ông bụt trong chuyện cổ tích…

Theo ông Hà Nam Ninh, nhà nghiên cứu văn hóa Thái ở thị trấn Cành Nàng (huyện Bá Thước), tên gọi thác Hiêu bắt nguồn từ tiếng Thái. Hiêu có nghĩa là nhô ra, chênh vênh như cành cây, đúng với rẻo đất làng Hiêu và thác Hiêu (xã Cổ Lũng) đang tọa lạc. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối.

Vì vậy, con suối từ thác Hiêu chảy ra suối Nủa, rồi hòa vào sông Mã có tên gọi là suối Khanh (nghĩa là cứng, xiết). Thác Hiêu bắt nguồn từ một hang đá thuộc dãy núi đá vôi ở Pù Luông. Vào mùa mưa, lượng nước đổ về thác Hiêu rất lớn, đục ngầu khiến cây cối, đồ vật nó gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá rất nhanh.


Các bộ rễ của cây ven suối Hiêu đã hóa đá

Nhiều năm trước, những người dân chuyên đi rừng phát hiện ra điều kỳ thú này. Ban đầu, họ chỉ đem các cây, rễ, cành… đã được kết tụ đá vôi tạo dáng đẹp về nhà để trưng bày. Sau này họ biến những thứ cây đá tạo dáng kỳ lạ trên thành sản phẩm ngoài thị trường.

Cứ mùa mưa, họ tìm dáng cây đẹp để dìm đứng xuống suối, hết mùa mưa mang lên bờ thì biến thành cây hóa đá. Hoạt động này được một số người lén lút làm, vận chuyển cây đã hóa đá ra khỏi địa bàn bằng các phương tiện xe máy.

Anh Trương Thanh Hợp, kiểm lâm viên của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, chia sẻ thác Hiêu nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Cùng với một số địa danh khác, nơi này đã và đang được đầu tư để phát triển theo hình thức du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Sau khi phát hiện ra việc chặt, cắt, ngâm, vận chuyển những dáng cây có đá vôi kết tụ, bám cứng thì ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ, tránh các hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến đặc điểm tự nhiên của dòng thác Hiêu và nguy cơ khác có thể xảy ra.

(Theo Tiền phong)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm