| Hotline: 0983.970.780

Đông Tâm đồng lòng

Thứ Ba 11/09/2012 , 11:13 (GMT+7)

Khi có chủ trương về xây dựng NTM, ngoài việc lập quy hoạch theo bộ tiêu chí, lãnh đạo xã Đồng Tâm đã họp bàn thống nhất trong toàn Đảng bộ và nhân dân về cách làm để việc xây dựng NTM khả thi.

Anh Nguyễn Văn Thành hiến gần 1000 m2 đất để xây dựng GTNT

Xã Đồng Tâm huyện Yên Thế (Bắc Giang) được thành lập từ khi nông trường Yên Thế giải thể. Bắt tay vào xây dựng quê hương, Đồng Tâm đứng trước nhiều khó khăn, nhất là công sở, trường học, trạm y tế không đáp ứng được yêu cầu phát triển KT- XH. Nhờ sự quan tâm của cấp trên, lãnh đạo xã Đồng Tâm đã quyết định dành phần kinh phí xây dựng trụ sở xã để làm trạm y tế. Tiếp đến là ưu tiên cho xây dựng trường mầm non. Nhờ đó, trạm y tế và trường mầm non của xã đã có được cơ sở khang trang, đáp ứng được nguyện vọng của con em và nhân dân.

Khi có chủ trương về xây dựng NTM, ngoài việc lập quy hoạch theo bộ tiêu chí, lãnh đạo xã Đồng Tâm đã họp bàn thống nhất trong toàn Đảng bộ và nhân dân về cách làm để việc xây dựng NTM khả thi. Theo ông Vũ Trọng Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, thì: Không thể tuyên truyền bằng các bài thuyết trình, bài phát biểu dài dòng đọc được mà phải đến tận từng gia đình để vận động nhân dân cùng chung sức xây dựng NTM. Phải nói rằng, làm như thế là rất kỳ công nhưng mục tiêu của chúng tôi là muốn người dân hiểu ngọn ngành và vướng mắc ở đâu, giải quyết dứt điểm ở đó.

Bằng chứng là khi tiến hành xây dựng đường trục chính của xã dài 1 km có 48 hộ dân ở thôn Liên Cơ bị ảnh hưởng trong vùng giải tỏa. Lúc bấy giờ đường chỉ rộng 3 m nhưng để mở rộng thì phải giải tỏa thêm hành lang hai bên để có được mặt đường rộng 8 m. Nếu tính khung giá đất của Nhà nước thì phải đền bù cho nhân dân 3 triệu đồng/m2, đó là chưa kể một khối lượng lớn tài sản trên đất của các hộ dân, nhất là tường bao đã được xây dựng kiên cố với những cánh cổng sắt vững chãi và nhiều vườn cây ăn quả, cây cảnh có giá trị khác.

Chỉ tính riêng tiền đất, nếu phải đền bù thì cũng hết 3 tỷ đồng. Nhưng với sự đồng thuận của nhân dân nên 48 hộ đã ký cam kết xin được hiến toàn bộ đất nằm trong vùng giải tỏa để cho Nhà nước đầu tư xây dựng đường mới.

Cách mà Đồng Tâm làm là thành lập các tổ đến tận từng gia đình để vận động nhân dân chung sức xây dựng NTM. Ông Vũ Trọng Dũng cho hay, lúc đầu có 5-6 hộ chưa đồng tình với việc hiến đất nhưng sau nhiều lần vận động thì mọi người đều ủng hộ.

Vậy là chỉ trong 3 ngày, lãnh đạo xã đã có đủ bản cam kết của 48 hộ dân xin được hiến đất trình lên Chủ tịch UBND huyện. Thế rồi, chỉ trong một thời gian ngắn, tuyến đường được khởi công và hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đưa vào sử dụng trong niềm vui của nhân dân.

Được biết, trong quá trình thực hiện mở rộng các tuyến đường, toàn xã Đồng Tâm đã có 200 hộ dân hiến đất với tổng diện tích gần 3 ha; 1.287 m tường bao và tự tháo dỡ 5 cổng nhà. Thôn Tân Sỏi có 7 hộ hiến gần 4.000 m2 đất ở, hoa màu và tài sản trên đất để mở rộng tuyến đường mới, rút ngắn cung đường cần thi công so với đường cũ gần 1 km. Điều đặc biệt, tuyến đường mới này đều đi xuyên qua giữa vườn của các gia đình. Chính vì thế, ngoài việc dành đất cho địa phương làm đường, các hộ dân còn tự tháo dỡ nhiều công trình xây dựng khác.

Chúng tôi đã đi khảo sát con đường mới mở này của xã Đồng Tâm ở thôn Tân Sỏi. Anh Nguyễn Văn Thành hiến 992 m2 đất ở và vườn cho xã làm đường đã tâm sự rằng: “Không chỉ có tôi mà nhiều gia đình xung quanh họ cũng làm như vậy. Chúng tôi thấy cách đặt vấn đề của lãnh đạo thôn và xã như thế là thấu lý đạt tình nên không ai đòi hỏi một sự bồi thường hay hỗ trợ nào cả. Đơn giản là chúng tôi nhận thức được rằng, có con đường này thì điều kiện phát triển kinh tế của đại bộ phận nhân dân trong thôn sẽ thuận lợi hơn. Đó là việc sản xuất ra các sản phẩm như vải, chè, gà, bạch đàn, keo thì sẽ xuất bán ngay tại vườn vì xe sẽ vào tận nơi vận chuyển cho mình. Khi chưa có đường thì đây là một trong những lực cản lớn cho đầu ra hàng nông sản của nhân dân”.

Thế rồi vợ chồng anh Thành đã đồng ý hiến chừng ấy đất để địa phương làm đường. Anh đã tự tháo dỡ nhà bếp, tường bao, đốn hạ đi rất nhiều cây quất, cây vải đang trong mùa thu hoạch. Cùng với nhà anh Thành, gia đình anh Lương Văn Ngọc hiến 1.008 m2 đất, hộ ông Hoàng Anh Tuấn và Lâm Văn Phú hiến 1.160 m2 đất ở và vườn tược cùng nhiều cây cối có giá trị khác.

Cùng với cách làm trên, nhân dân ở các thôn khác trong xã đồng loạt hiến đất cho thôn, xã làm đường mà không đòi hỏi một đồng bồi thường, hỗ trợ nào cả. Sau hai năm triển khai Chương trình xây dựng, đến nay, Đồng Tâm đã có nhiều tiêu chí đạt chuẩn nhưng qua hiện thực khách quan và cảm nhận của chúng tôi thì rõ ràng để đẩy nhanh được tiến độ làm NTM ngoài vấn đề kinh phí thì rất cần có sự đồng thuận của toàn dân. Đó chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm