| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Nuôi vịt an toàn sinh học

Thứ Sáu 13/01/2017 , 09:40 (GMT+7)

Ngành hàng vịt một trong 5 ngành hàng chủ lực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNN) của tỉnh Đồng Tháp...

Huyện Tam Nông triển khai thực hiện mô hình nuôi vịt đẻ an toàn sinh học và bước đầu đã đem lại hiệu quả khả quan.

11-08-45_nh-1-nuoi-vit-n-ton-sinh-hoc
THT Hải Dương nuôi vịt an toàn sinh học mang lại hiệu quả cao
 

Ngành nông nghiệp đã đưa nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chuồng trại, mua con giống và vacxin phòng chống dịch bệnh tụ huyết trùng gia cầm, H5N1. Nhiều nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Cường và thị trấn Tràm Chim đã mạnh dạn đầu tư vốn, xây dựng chuồng để thực hiện mô hình nuôi vịt đẻ an toàn sinh học.

Tổ hợp tác (THT) nuôi vịt Hải Dương có 2 thành viên, xây dựng 2 chuồng nuôi gần 10.000 con vịt đẻ an toàn sinh học. Trong đó, hộ ông Trương Văn Tư thiết kế diện tích chuồng trại 5.000m2 được bao bọc xung quanh bằng lưới B40 gồm: 3.000m2 ao và 2.000m2 nền chuồng, thả nuôi 3.000 con vịt cò giống.

Còn hộ ông Trần Văn Xe xây dựng chuồng trên diện tích 4.700m2 bao bọc xung quanh bằng lưới mũ gồm: 2.500m2 ao và 2.200m2 nền chuồng, thả nuôi 3.000 con vịt cò giống. Trong chuồng được các chủ nuôi thiết kế chất độn chuồng và lắp dựng mái che cho vịt có nơi đẻ.

Ông Trương Văn Tư chia sẻ: Mô hình nuôi vịt đẻ an toàn sinh học thuận lợi hơn nuôi vịt chạy đồng truyền thống. Người nuôi không lệ thuộc mùa vụ, không phải lặn lội xa nhà, chủ động và kiểm soát được dịch bệnh trên gia cầm, tránh bị thất thoát, giảm công lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế nguy cơ xảy ra các vụ tranh chấp trong việc mua bán đồng, chạy nước vào ruộng lúa và tiết kiệm được thức ăn trong chăn nuôi, tỷ lệ vịt đẻ đạt trên 80%, tỷ lệ trứng sạch tăng, giá bán cao, tăng lợi nhuận.

Nguồn thức ăn cho vịt đẻ chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp do Cty Việt - Pháp cung cấp đầu vào ổn định có giá giảm hơn so thị trường là 200 đồng/kg. Lúc đầu, ông Tư cho đàn vịt nhỏ ăn ít và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của vịt. Hằng ngày, ông thường xuyên vệ sinh chuồng, phun thuốc tiêu độc sát trùng Bencoxid, thay nước ao nuôi 2 lần trong tuần và tiêm vacxin phòng ngừa dịch bệnh cho vịt kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật để giúp vịt tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn công, có nhật ký ghi chép đầy đủ…

Sau 6 tháng nuôi, đàn vịt bắt đầu đẻ trứng. Nhờ chăm sóc tốt, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ vịt đẻ đạt trên 80%, trọng lượng bình quân 71,5 gram/trứng và chất lượng trứng vịt sạch đạt tỷ lệ 91,42% (so vịt chạy đồng trọng lượng chỉ đạt 61,33%/trứng và tỷ lệ trứng vịt sạch chỉ đạt 90,47%).

11-08-45_nh-2-trung-vit-n-ton-sinh-hoc-bn-gi-co
Đàn vịt đẻ an toàn sinh học của THT Hải Dương đang phát triển tốt và tỷ lệ đẻ trứng tăng cao, giá bán từ 2.100 - 2.900 đồng/trứng

 

Thời gian tới Đồng Tháp sẽ tổ chức chăn nuôi vịt tập trung quy mô lớn, phát triển bền vững. Theo đó, xây dựng tiếp mô hình nuôi vịt hướng trứng và nuôi hướng thịt an toàn sinh học, sản xuất theo nhóm, THT gắn đầu tư sản xuất tiêu thụ.

THT nuôi vịt Hải Dương cũng đã ký kết hợp đồng bán trứng với Cơ sở sản xuất, kinh doanh trứng gia cầm Thế Phong ở TP.HCM với giá bán cao hơn thị trường tại thời điểm 200 đồng/trứng.

Theo đó, cách 3 ngày cơ sở đến tận nơi thu mua toàn bộ số trứng vịt của THT. Tính từ tháng 8/2016 đến nay THT nuôi vịt Hải Dương đã bán khoảng 250.000 trứng vịt sạch, thu lãi trên 43 triệu đổng.

Bên cạnh đó, người nuôi còn có khoản lãi gần 10 triệu đồng do giảm chi phí thức ăn cho đàn vịt. Hiện nay, đàn vịt đẻ an toàn sinh học của THT nuôi vịt Hải Dương đang phát triển tốt và tỷ lệ đẻ trứng tăng cao, giá bán cho Cty dao động từ 2.100 - 2.900 đồng/trứng, người nuôi rất phấn khởi.

Ông Phan Đức Tài, cán bộ kỹ thuật trạm thú y huyện Tam Nông cho biết: Toàn huyện hiện có 9 hộ thực hiện mô hình nuôi vịt đẻ an toàn sinh, bước đầu đạt được kết quả khả quan, vừa có nguồn thu nhập cao - vừa tạo việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Đây là mô hình độc đáo đang được huyện nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân thay đổi cách nuôi vịt chạy đồng truyền thống, nhanh chóng thoát nghèo và từng bước khá - giàu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển và thực hiện thắng lợi đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.