| Hotline: 0983.970.780

Dòng vốn FDI “chảy” chậm

Thứ Ba 02/08/2011 , 10:46 (GMT+7)

10 năm qua đã chứng kiến sự tụt dốc thảm hại của vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, khi tỷ lệ này giảm từ mức 8% trong tổng cơ cấu vốn FDI năm 2001 xuống còn 1% vào năm 2010.

SX nông nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ, phân tán là một nguyên nhân khiến các DN nước ngoài ngán ngại vào đâu tư ở VN

10 năm qua đã chứng kiến sự tụt dốc thảm hại của vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào lĩnh vực nông nghiệp, khi tỷ lệ này giảm từ mức 8% trong tổng cơ cấu vốn FDI năm 2001 xuống còn 1% vào năm 2010.

Vốn nước ngoài thờ ơ với nông nghiệp

Một trong những minh chứng sinh động nhất cho tình trạng “phú quý giật lùi” của dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực nông nghiệp là năm ngoái, 20 DN Hàn Quốc sang Việt Nam tìm hiểu về chính sách, môi trường đầu tư vào lĩnh này, nhất là chế biến nông sản và sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, hơn 1 năm trôi qua, vẫn chưa có DN nào trong số này trở lại Việt Nam để đăng ký đầu tư. Một đại diện Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (Kotra) từng thẳng thắn nhận xét rằng, lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam chưa hấp dẫn, bởi nguyên nhân lớn nhất là thiếu thông tin, sau đó mới đến hạ tầng, thủ tục hành chính.

Ông Chen Jih Ho, GĐ Cty TNHH Hoàng Bảo (Đài Loan) cho biết: Chúng tôi đăng ký thuê đất trồng hoa ở Cầu Đất (Lâm Đồng) với số vốn ban đầu 1,5 triệu USD nhưng đến nay mới triển khai khoảng 1/2 vì các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc cấp đất rất rườm rà phức tạp, mất nhiều thời gian. Riêng việc cấp đất đã có tới 15-20 thủ tục giấy phép.

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), ông Đỗ Nhất Hoàng, cho biết: Do tâm lý, thời gian vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam thường đầu tư “nóng” vào một số ngành dễ nhìn thấy triển vọng ngay như bất động sản, dịch vụ, xi măng, sắt thép…, do đó sự quan tâm dành cho lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều. Hơn nữa, đặc thù của các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp thường có số vốn thấp, chỉ khoảng 20-30 triệu USD, chứ không lên đến hàng tỷ USD như các dự án ở lĩnh vực khác, do đó mới có chuyện quy mô thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp nhỏ hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác.

Thống kê của Cục này cho thấy, trong tổng số vốn đăng ký đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam năm 2010, khoảng gần 20 tỷ USD, thì đầu tư vào nhóm nông, lâm, thủy sản chỉ có chiếm 0,7%, với 10 dự án. Nếu tính tổng giai đoạn 1990-2010, số dự án FDI vào Việt Nam được cấp phép là 12.575 dự án với số vốn đăng ký gần 200 tỷ USD. Trong đó số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, với số vốn đăng ký là 4,3 tỷ USD, chỉ chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn.

Hiện có 45 quốc gia quốc gia đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, dẫn đầu danh sách vấn là các quốc gia đến từ châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Tuy nhiên, theo ông Hoàng, hầu hết các dự án được đầu tư đều nhỏ lẻ, thiếu chiều sâu và tính bền vững. Việc tiếp cận, thu hút đầu tư đối với các quốc gia có nền nông nghiệp công nghệ cao hầu như không có.

TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN-NT bình luận: “Khi chính DN trong nước không muốn đầu tư vào nông nghiệp, những người giàu ở nông thôn mang tiền đầu tư vào các đô thị thì làm sao thu hút được người nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp?”.

“Khát giữa trời mưa”

Phân tích về những trở ngại dẫn đến hạn chế dòng vốn FDI chảy vào nông nghiệp, TS Chu Tiến Quang, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, hoạt động kinh doanh nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro khiến nhà đầu tư nước ngoài e dè khi rót vốn.

TS Quang dẫn chứng: Địa bàn diễn ra kinh doanh nông nghiệp thường rộng lớn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tác động bất thường của điều kiện thời tiết, khí hậu khó lường. Sản phẩm nông sản mang tính thời vụ cao, dễ hư hỏng. Các DN FDI nông nghiệp thường tốn kém nhiều vốn vào đào tạo chuyên môn cho lao động và đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của SX nông nghiệp như thủy lợi nội đồng, đường liên thôn bản nên hiệu quả kinh doanh giảm sút. Trong khi đó, các DN FDI trong công nghiệp, thương mại không phải chịu những khoản đầu tư này.

Khi nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng trưởng ngoạn mục mà con số ấn tượng nhất là năm 2008 với khoảng 65 tỷ USD nhưng lại tập trung đa phần vào các lĩnh vực xây dựng văn phòng, căn hộ và khách sạn, du lịch, thì câu chuyện “đói” vốn FDI của lĩnh vực nông nghiệp được các chuyên gia ví von là “khát giữa trời mưa”. Một trong những nguyên nhân được lý giải là Nhà nước chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, phù hợp để thu hút FDI vào nông nghiệp.

“Nông dân không gắn hoạt động SX nông sản nguyên liệu của họ với hoạt động thu mua, chế biến của các DN nên tình trạng tranh chấp trong mua – bán nguyên liệu thường xảy ra. Hệ lụy của nó là giá nguyên liệu lúc lên cao, lúc xuống thấp diễn ra phổ biến gây bất lợi cho cả người nông dân sản xuất, các DN chế biến, tiêu thụ và cả lĩnh vực nông nghiệp nói chung”, TS Chu Tiến Quang.

Cụ thể, theo TS Hà Huy Ngọc, chuyên gia Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, cơ chế, chính sách về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu nông sản cho các dự án FDI đã cấp phép không được thực thi trong thực tế. Các dự án mía đường thì gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, phát triển và duy trì các vùng mía mà nhà nước đã quy hoạch cho họ. Các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực vật không thể thực hiện đúng quy định sử dụng nguyên liệu trong nước với các lý do khác nhau. Còn về thủy sản, quy hoạch tổng thể phát triển ngành này đã có từ lâu nhưng các vùng thủy sản vẫn chưa được hình thành đã gây trở ngại cho thu hút FDI…

Ngoài ra, các danh mục dự án quốc gia gọi vốn do Chính phủ ban hành thường ít chú trọng những thông tin cụ thể về lĩnh vực nông nghiệp. Thông tin về từng dự án trong danh mục dự án quốc gia gọi vốn còn rất sơ lược, thiếu chuẩn xác, chưa chỉ rõ các vùng đầu tư ở đâu và điều kiện thế nào, và đặc biệt mang nặng mong muốn chủ quan của cơ quan chủ quản và các DN Việt Nam, chưa tính đến động lực và lợi ích thực tế của nhà đầu tư FDI nên không thu hút được quan tâm của nhà đầu tư FDI.

SX nông nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ, phân tán, thiếu tính liên kết, phối hợp và không chuyên nghiệp cũng là một yếu tố khiến sức thu hút đầu tư của khu vực nông nghiệp yếu. Cũng theo TS Quang, tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn, phức tạp khó xử lý.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm