| Hotline: 0983.970.780

Đột phá trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước

Thứ Năm 22/09/2016 , 09:31 (GMT+7)

Vụ HT năm nay tỉnh Quảng Trị chuyển đổi 1.239ha đất lúa thiếu nước sang trồng đậu xanh cho kết quả rất khả quan. Nông dân đang vào mùa thu hoạch với tâm lý phấn khởi.

Đột phá chuyển đổi

Gia đình ông Hoàng Văn Hoàn ở HTX Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, có 6 sào đất ruộng, hàng năm chỉ trồng được 1 vụ lúa ĐX, còn vụ HT phải bỏ hoang do không có nước tưới. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng chống hạn, vụ HT năm nay gia đình ông Hoàn chuyển toàn bộ diện tích ruộng của mình sang trồng cây đậu xanh.

Đến thời điểm này,sau khi thu hoạch xong lứa đậu xanh đầu tiên ông Hoàn đã thu về được gần 250kg. Ông Hoàn cho biết đang tập trung thu hoạch lứa thứ 2, dự kiến sẽ thu được thêm khoảng 300 - 500 lon nữa. Với giá bán hiện nay khoảng 12 ngàn đồng/lon thì sau khi trừ chi phí, mỗi sào đậu xanh ông Hoàn cũng thu được ít nhất gần 3 triệu đồng. 

Ông Lê Chẩn, Giám đốc HTX Cổ Mỹ cho biết nhằm giúp nông dân khai thác diện tích ruộng một vụ, tăng nguồn thu nhập, ổn định đời sống, HTX đã vận động người dân chuyển đổi được gần 40 ha đất lúa bỏ hoang sang trồng đậu xanh. Mặc dù bà con nông dân còn cah tác cây đậu xanh theo hình thức quảng canh, chưa chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật, nhưng năng suất vẫn đạt từ 60 - 70kg/sào.

Vừa qua, HTX Cổ Mỹ đã kết nối với Cty CP TCty Thương mại Quảng Trị về thu mua sản phẩm đậu xanh cho xã viên với giá 48 ngàn đồng/kg. Ông Chẩn tính toán cho biết so với trồng lúa, mỗi vụ trồng đậu xanh xã viên có thể thu lãi gấp 5 - 6 lần.

Bà Phan Thị Liên, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Giang cho biết địa phương này nằm cuối nguồn nước của công trình thủy lợi La Ngà nên hàng năm vào vụ HT có hàng trăm ha ruộng không gieo cấy được do thiếu nước tưới. UBND xã đã vận động nông dân chuyển đổi đất ruộng khô sang trồng cây đậu xanh và đã thu được những kết quả hết sức khả quan. Dự kiến vụ HT 2017, xã sẽ mở rộng mô hình chuyển đổi trồng cây đậu xanh lên khoảng 60ha.  

Những ngày này, trên các cánh đồng tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, người dân đang khẩn trương thu hoạch đậu xanh trong niềm vui được mùa, được giá. Ông Võ Bá Tính ở thôn Trấm cho biết gia đình ông trồng 1ha đậu xanh. Năm nay đậu được mùa, thời tiết lại thuận lợi nên ông đã thu hoạch được 4 - 5 đợt, ước tính sản lượng đạt khoảng 2 tấn.

Xã Triệu Thượng vụ HT này gieo trồng được gần 110ha đậu xanh. Thống kê bước đầu cho thấy, năng suất đậu xanh bình quân toàn xã đạt 20 tạ/ha, tăng 1 - 3 tạ/ha so với cùng vụ sản xuất năm ngoái.

Ngược lên các huyện miền núi, người dân vùng chiến khu Ba Lòng, huyện Đakrông cũng chọn cây đậu xanh để trồng vào vụ HT. Gia đình ông Lê Sỏ, thôn Tân Trà, xã Ba Lòng xuống giống được 8 sào đậu xanh. Ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ba Lòng cho biết đậu xanh là cây trồng có khả năng chống chịu hạn tốt nên huyện Đakrông đã tập trung chỉ đạo bà con trong xã chuyển đổi hơn 37ha ruộng không có nước sang trồng cây đậu xanh nhằm tăng thu nhập cho bà con cũng như đảm bảo diện tích gieo trồng.

 

Hỗ trợ nông dân

Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, nhờ tập trung, quyết liệt chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chống hạn một cách toàn diện của các cấp chính quyền địa phương, ngành NN-PTNT cũng như sự điều hành kịp thời của UBND tỉnh, cộng với thời tiết thuận lợi nên vụ HT năm nay, cây đậu xanh được mùa toàn diện. 

Vụ HT này, tỉnh Quảng Trị chuyển đổi 1.239ha đất lúa thiếu nước sang trồng đậu xanh. Giống đậu xanh ĐX 208 được Sở NN-PTNT khuyến khích người dân sử dụng là giống có nhiều đặc tính tốt như chịu hạn, có khả năng thích ứng với điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh, tỷ lệ nảy mầm cao, thời gian sinh trưởng ngắn (55 - 60 ngày), ra hoa tập trung, chín nhanh và chín đồng đều, không lai rai nên rất thuận lợi cho việc thu hoạch.

Để bà con dốc sức chuyển đổi, tỉnh và huyện đã trích ngân sách hỗ trợ nông dân vùng đồng bằng 80% giá giống và vùng núi nông dân được hỗ trợ 100% giá giống đậu xanh. Ngân sách tỉnh, huyện cũng hỗ trợ 30% chi phí làm đất. Một số nơi thực hiện mô hình được hỗ trợ thêm 30% giá vật tư phân bón phục vụ sản xuất. Trung tâm KN-KN tỉnh đã xây dựng các mô hình trình diễn về cây đậu xanh để nông dân trong vùng học hỏi, làm theo.

Nhờ quan tâm hỗ trợ kinh phí và sự chỉ đạo sát sao trong quá trình sản xuất, được cán bộ kỹ thuật về tận nơi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đã làm cho người dân tin tưởng, tích cực đầu tư chăm sóc đúng quy trình nên hầu hết diện tích cây đậu xanh trồng trên đất lúa đều đạt được kết quả khả quan, bình quân năng suất đạt 21 tạ/ha.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất