| Hotline: 0983.970.780

Dốt sử cũng phải

Thứ Ba 09/08/2011 , 10:35 (GMT+7)

- Kỳ thi đại học năm nay, điểm 0 môn sử nhiều quá. Tôi thấy lo quá, ông ạ.

- Lo lớp trẻ sẽ không biết, không quan tâm tới lịch sử nước nhà à?

- Ừ. Vả lại, con gái tôi sang năm sẽ thi đại học, nó học khối C, chắc chắn phải thi môn sử. Thấy thí sinh năm nay làm sử kém quá, nên tôi cũng thấy lo cho con gái mình ở kỳ thi năm sau.

- Thì ông cố gắng tạo điều kiện cho con học thật tốt môn sử.

- Chuyện đó thì đương nhiên rồi. Nhưng chắc tôi phải cho cháu tiếp cận lịch sử nước nhà qua bằng nhiều cách để cháu thực sự thấy yêu thích môn sử, biết tôn trọng lịch sử nước nhà. Có vậy cháu mới học giỏi sử được.

- Nói rất đúng. Anh đã chọn cách nào chưa.

- Rồi. Tôi sẽ cho cháu thường xuyên xem các bộ phim truyền hình về đề tài lịch sử.

- Thôi, xin ông.

- Ơ …

- Phim mình toàn biến sử ta thành sử Trung Quốc. Không nên cho cháu xem.

- Ờ nhỉ.

- Anh nên cho cháu đọc các sách về lịch sử.

- Sách sử thì cháu vẫn đọc. Tôi muốn cho cháu tiếp cận lịch sử bằng những hình thức sinh động hơn. Nếu phim không đáng tin cậy, chắc tôi phải cho cháu đi tham quan các di tích lịch sử văn hoá.

- Cách này… không hay lắm.

- Sao lại không hay?

- Nhiều di tích ở nước mình đã bị biến tướng, bị trẻ hoá sau mỗi lần trùng tu rồi. Di tích mà bị trẻ hoá, đâu còn mấy giá trị nữa.

- Ông nói cũng phải. Thế thì cho cháu đi xem các lễ hội văn hoá truyền thống, nhất là các lễ hội có liên quan đến các triều đại phong kiến, như lễ hội đền Trần chẳng hạn.

- Ấy, không nên…

- Tại sao?

- Nhiều lễ hội vì những người tổ chức chạy theo lợi nhuận mà đã bị biến tướng đi rồi, đâu còn giữ nguyên vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử như trước đây. Như cái lễ hội đền Trần mà ông vừa nói ấy, đã bị người ta biến thành chỗ mua bán ấn một cách dung tục, tầm thường, thậm chí là rất phản cảm.

- Trời, vậy tôi phải giúp con mình yêu sử bằng cách nào đây?

- Tôi cũng chịu thôi. Phim về sử ta biến thành phim lịch sử Trung Quốc, trẻ hoá di tích, biến tướng lễ hội, đều do người lớn không hiểu biết, không tôn trọng lịch sử, văn hóa dân tộc. Người lớn còn như thế, thì lớp trẻ dốt sử cũng phải thôi, ông ạ.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Văn Trường, Văn Tùng đá chính, U23 Việt Nam quyết thắng U23 Malaysia

HLV Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra đội hình xuất của ĐT U23 Việt Nam đối đầu U23 Malaysia, mục tiêu sẽ là giành 3 điểm trước đối thủ cùng khu vực.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm