| Hotline: 0983.970.780

DQ11 - giống lúa chất lượng chinh phục nhà nông

Thứ Hai 03/10/2016 , 09:40 (GMT+7)

DQ11 còn hơn KD18 về chất lượng gạo trong, hạt thon dài, không bạc bụng. Cơm dền, vị đậm, lưu qua đêm vẫn mềm và giữ được hương thơm đặc trưng...

Vừa đi hội thảo đầu bờ lúa mùa 2016 về, lão nông Lại Thế Hiền (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) xòe ngay túm giống DQ11 hồ hởi khoe với chúng tôi: "Lúa tốt lắm các anh ạ, chắc chắn trên 2,5 tạ 1 sào, nếu gieo cấy vụ xuân còn cho năng suất cao hơn nhiều".

Để chứng minh cho lời nói của mình, lão Hiền mở sổ đọc cho chúng tôi nghe từng chi tiết đong đếm được tại ruộng: Số khóm/m2: 38. Số bông hữu hiệu/khóm: 8. Số hạt trung bình/ bông: 180. Trọng lượng 1.000 hạt: Khoảng 20gr. Trừ 30% xác xuất sai số đo đếm, năng suất vẫn còn 2,7 tạ/sào.

Bà Nguyễn Thị Tuyết (làng bên) sau khi thăm cánh đồng trình diễn DQ11 cũng trầm trồ: "DQ11 tốt thật, bông dài, tỷ lệ hạt chắc cao, trỗ thoát cổ bông, ít sâu bệnh, tới ngày gặt rồi mà cả khu ruộng 20ha, lúa vẫn đứng chong chong, bộ lá còn nguyên như màu lá gừng... Đây là những đặc tính thực vật cho phép khẳng định ruộng lúa sẽ năng suất cao. So với giống KD18 gieo cấy kề bên, DQ11 vượt trội hơn rất nhiều.

Kỹ sư Nông học Trần Thị Tuyết Hương - Phó Trưởng phòng NN-PTNT Tiên Lữ so sánh, giống DQ11 có bộ lá đứng, các lá công năng dài, dạng lòng mo, giúp cây sử dụng ánh sáng trong quang hợp hiệu quả hơn, khả năng tích luỹ chất khô vào hạt tốt hơn, năng suất sẽ cao hơn so với nhiều giống đang gieo cấy không có được những đặc tính ưu tú này.

Bằng kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp lâu năm của mình, ông Đinh Văn Thôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lữ đánh giá: "Một giống lúa dù có nói hay đến mấy, mà không chinh phục được nông dân trong vụ mùa, thì không thể nói là giống tốt. Vì thời tiết vụ xuân thuận cho cây lúa hơn nhiều so với lúa vụ mùa".

Có thể nói, vụ mùa 2016 là vụ thời tiết khí hậu diễn biến rất cực đoan, nắng nóng gay gắt, mưa nhiều, gió bão cũng lớn hơn cùng kỳ năm trước và trung bình nhiều năm, nhưng giống DQ11 vẫn đạt năng suất cao hơn lúa KD18 từ 12 - 15% và không nhiễm bệnh bạc lá.

DQ11 còn hơn KD18 về chất lượng gạo trong, hạt thon dài, không bạc bụng. Cơm dền, vị đậm, lưu qua đêm vẫn mềm và giữ được hương thơm đặc trưng. Đây là điều rất quý, mở ra cơ hội lớn cho bà con nông dân lựa chọn giống thâm canh cánh đồng lớn.

Để gieo cấy lúa DQ11 đạt năng suất cao, nhóm tác giả giống DQ11 - Cty TNHH Vật tư Nông nghiệp Hồng Quang (Ninh Bình) khuyến cáo:

Giống DQ11 thích hợp gieo cấy trên các chân ruộng vàn, vàn thấp.

Vụ xuân gieo mạ từ 1 - 5/2, gieo sạ 5 - 10/2. Vụ mùa gieo mạ từ 5 - 15/6, gieo sạ 10 - 20/6.

Với các chân ruộng chủ động tưới tiêu, nên gieo sạ hoặc cấy bằng mạ sân gieo trên nền đất cứng để ruộng lúa dễ đạt năng suất cao và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

Một số chân ruộng thấp khó tiêu nước chủ động, có thể gieo cấy mạ dược nhưng phải làm vòm nilon chống rét cho mạ xuân và chủ động biện pháp phòng mưa trôi mạ mùa.

Lượng giống (1 sào Bắc bộ): 1,7 - 2,0kg (lúa cấy); 1 - 1,2kg (lúa gieo sạ).

Làm mạ: Hạt giống cách vụ ngâm 25 - 30 giờ, giống liền vụ ngâm 40 - 45 giờ. 6 - 8 giờ đãi chua thay nước 1 lần.

Ủ giống trong các vật dụng bằng tre nứa hoặc bao tải đay. Ngày cho ăn nước 2 lần (sáng, tối). Khi mầm giống dài bằng 1/2 hạt thóc thì đem gieo.

Cấy khi mạ sân đạt 3 - 3,5 lá, mạ dược 4,5 - 5,0 lá.

Mật độ: 32 - 35 khóm/m2, mỗi khóm 2 - 3 dảnh, cấy nông tay (sâu 2 - 3cm).

Nguyên tắc cấy: Sâu - nông (ruộng sâu cấy trước, ruộng vàn, vàn cao cấy sau).

Phân bón cho vụ xuân: Đạm urê: 8 - 9kg; Lân supe: 12 - 15kg, Kali Clorua: 4 - 5kg. Phân chuồng: 300 - 400kg hoặc phân hữu cơ vi sinh: 30 - 40kg.

Lượng phân vụ mùa như vụ xuân nhưng vụ mùa lượng đạm giảm còn 7 - 8kg.

+ Bón lót sâu 100% phân lân + 100% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh + 30% lượng đạm (vụ xuân) hoặc 50% lượng đạm (vụ mùa) + 20% lượng kali.

+ Thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh) 60% lượng đạm (vụ xuân) hoặc 40% đạm (vụ mùa) + 30% kali kết hợp cào cỏ sục bùn.

+ Thúc lần 2 (khi lúa đứng cái, làm đòng): 50% lượng kali, nếu lúa xấu bón nốt 10% lượng đạm còn lại.

Chú ý: Không được bón phân lai rai.

Thăm đồng phát hiện sâu bệnh kịp thời, phòng trừ theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm