| Hotline: 0983.970.780

Dự án bò sữa đẩy người dân bị thu hồi đất đến chỗ tái nghèo?

Thứ Ba 29/03/2016 , 08:35 (GMT+7)

Siêu dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt của Tập đoàn Đức Long Gia Lai triển khai chưa được bao lâu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, nhưng viễn cảnh thiếu đất sản xuất, tái nghèo của nhiều hộ dân trong vùng dự án đang quay trở lại.

Hàng chục hộ dân trên địa bàn xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, Đăk Nông) đang hoang mang lo lắng khi đất sản xuất của họ bị huyện thu hồi giao cho Dự án nuôi bò sữa của Tập đoàn Đức Long Gia Lai nhưng chỉ được hỗ trợ với giá bèo (5 triệu đồng/ha).

Siêu dự án bò sữa

Dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt được UBND tỉnh Đăk Nông phê duyệt do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư triển khai trên địa bàn tỉnh Đăk Nông từ năm 2015, đến năm 2019 hoàn thành và đi vào sản xuất.

Dự án quy mô 30.000 con bò sữa, 20.000 con bò thịt, trên tổng diện tích khoảng 4.000ha, tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, 100% bằng vốn doanh nghiệp.

Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo đất đai và tạo tiền đề cho ngành nông nghiệp địa phương phát triển mạnh, dự kiến đóng góp hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách và giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động.

Để thực hiện dự án, UBND tỉnh giao cho UBND huyện Krông Nô xem xét lại quỹ đất và lập phương án đền bù hỗ trợ người dân trong vùng dự án thỏa đáng.

Ngoài ra UBND tỉnh Đăk Nông cũng đã khẩn trương chỉ đạo các cấp, các ngành và người nông dân hợp tác tốt với nhà đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đức Long Gia Lai thực hiện dự án.

Hiện dự án nuôi bò sữa tại xã Quảng Phú, huyện Krông Nô đã được Tập đoàn Đức Long Gia Lai triển khai với tổng vốn đầu tư dự kiến 850 tỷ đồng, quy mô trang trại nuôi 10.000 con bò sữa và trồng cây nông nghiệp ngắn ngày công nghệ cao.

Dự án hứa hẹn tạo ra hơn 1.000 tỷ đồng GDP khi trang trại đạt quy mô cực đại, trực tiếp tạo việc làm 300 lao động địa phương, gián tiếp tạo ra khoảng 1.000 - 2.000 việc làm ổn định và bền vững cho các hộ nông dân cùng tham gia vào dự án chuỗi giá trị trồng cỏ, nuôi bò.

Ngoài ra dự án còn góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện, đường, thủy lợi nhỏ cho địa phương, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng đất khó Krông Nô.

Hiện diện tích 75ha thuộc các tiểu khu 1327, 1333 do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức quản lý đã được các cấp chính quyền địa phương huyện Krông Nô tiến hành cưỡng chế, giao đất cho chủ đầu tư.

Đơn vị đầu tư cũng đã thực hiện xong khâu san ủi mặt bằng, tích cực chuẩn bị đầu tư xây dựng chuồng trại và trồng cỏ. Theo kế hoạch, diện tích 198ha đất thuộc dự án rừng cộng đồng còn lại sẽ được tiến hành cưỡng chế, giải tỏa ngay trong tháng 3.

Với tổng vốn đầu tư lên đến 11.000 tỷ đồng, Đức Long Gia Lai đã dự chi gần 5.000 tỷ đầu tư tại tỉnh Đăk Nông với quy mô 50.000 con bò sữa (chiếm 2/3 tổng quy mô đàn bò sữa của dự án), 20.000 con bò thịt.

Sau khi phát triển ổn định đàn bò, Đức Long Gia Lai sẽ tiến hành xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi quy mô lớn. Khi đàn bò sữa đã đáp ứng đủ quy mô, Đức Long Gia Lai sẽ bàn bạc và cùng thống nhất với Vinamilk để xây dựng một nhà máy sữa tại tỉnh Đăk Nông tương tự các nhà máy sữa hiện đại khác của Vinamilk.

Vấn đề chỉ chờ sớm xác định diện tích đất và nhanh chóng triển khai các thủ tục pháp lý để Đức Long triển khai chuồng trại, cơ sở hạ tầng, sớm đưa đàn bò đầu tiên về đến Đăk Nông.

Lấy đất nuôi bò, dân khốn khó

Chủ trương thì đúng nhưng khi triển khai nhiều cơ quan chức năng huyện Krông Nô lại để nảy sinh bất cập, đẩy người dân trong vùng dự án đối mặt với vô vàn khó khăn.

Gia đình chị H’Joel Bol thuộc dạng khó khăn nhất của thôn 2, xã Quảng Phú. Cả gia đình có 7 nhân khẩu, cuộc sống chỉ trông chờ vào 3,3ha đất được gia đình khai hoang từ năm 2002.

11-52-28_nh-2-bi-1
Nhiều diện tích đã được bà con trồng cao su, xây nhà ở từ 7 - 8 năm nay

Chị H’Joel Bol cho biết do gia đình đông con, lại nghèo không có đất sản xuất nên chị khai hoang mảnh đất này từ những năm 2002. Khi vào làm rẫy cả mười mấy năm nay không hề thấy cán bộ kiểm lâm, hay chính quyền nói gì.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Tràng - Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phú khẳng định diện tích đất 75ha mà huyện thu hồi của 39 hộ dân giao cho Dự án nuôi bò thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV LN Quảng Đức.
Trên thực tế thì diện tích này đã có một số được bà con đồng bào dân tộc thiểu số khai phá từ trước năm 2004, trong đó nhiều mảnh đã được họ bán sang tay cho nhiều hộ khác. Tuy nhiên, hành vi khai hoang, xâm canh trên phần đất rừng là việc làm sai trái, các hộ đồng bào cũng không thực hiện việc khai báo, rất khó để xác minh.

Cách đây 2 năm, để có vồn đầu tư vào sản xuất chị đã vay vốn ngân hàng 70 triệu đồng, vay người quen thêm 70 triệu đồng đầu tư trồng cây công nghiệp lâu năm. Mới đây, mới nghe xã bảo huyện sẽ thu lại đất này giao cho dự án nuôi bò và vận động bà con trả lại đất rồi nhận đền bù.

“Mỗi héc ta ở đây người ta bán sang tay không có giấy tờ cũng được 50 đến 60 triệu đồng vậy mà giờ họ thu hồi, chỉ hỗ trợ 5 triệu đồng/ha gọi là tiền công khai hoang thì gia đình tôi làm sao mà sống được.

Hiện nhà tôi chỉ có từng này đất để làm thôi. Mong chính quyền và doanh nghiệp xem xét lại đền bù thỏa đáng và cấp lại đất cho người dân chúng tôi làm ăn sinh sống”. 

Liền kề rẫy chị H’Joel Bol là khu rẫy 5,7ha được ông Phan Tâm mua lại của gia đình ông Ama Sinh, thôn Phú Lợi do gia đình ông Ama Sinh khai hoang từ những năm 2000. Do cần tiền để chữa chạy bệnh ung thư, ông Ama Sinh đã sang nhượng lại cho gia đình ông Tâm giá gần 300 triệu đồng.

Từ đó đến nay, gia đình ông Tâm sản xuất mà không thấy ai tới gây khó dễ. Thế nhưng khi có chủ trương thu hồi đất thì gia đình ông Tâm chỉ được Tập đoàn Đức Long Gia Lai hỗ trợ tiền khai hoang và đền bù cây trồng trên đất với tổng số tiền hơn 62 triệu đồng.

Ông Tâm nói: “Giờ họ thu hết đất, gia đình tôi không còn mảnh đất nào để sinh sống. Gia đình tôi mong muốn huyện và Tập đoàn Đức Long Gia Lai đền bù thỏa đáng về giá trị đất, chứ họ lấy đất mà chỉ hỗ trợ giá rẻ như vậy thì thiệt cho chúng tôi quá”.

Hiện khu đất hơn 75ha mà phía UBND huyện Krông Nô tiến hành thu hồi để giao cho dự án nuôi bò nhưng không đền bù thuộc phần đất canh tác của 39 hộ dân, trong đó các hộ đã dựng nhà trồng cây cà phê, cao su, sinh sống nhiều năm nay.

Gia đình anh Lang Văn Thiện, khu Thác 1 xã Quảng Phú có 3,5ha đất được khai hoang từ năm 2002. Trên mảnh đất ấy, gia đình anh đã trồng 1.700 cây cà phê năm thứ 6; 700 trụ tiêu năm thứ 3; 1.500 cây chuối, 2 sào ruộng, 1 hồ cá rộng 7.500m2 và nhà ở bằng gỗ được xây dựng từ năm 2007.

“Tất cả gia tài là thành quả sau hơn 10 năm tích góp tạo nên của tôi chỉ được bồi thường có 285 triệu đồng. Với số tiền ấy gia đình tôi chỉ có thể mua lại chừng hơn 1ha đất để tái sản xuất, chi phí cất nhà, tái đầu tư sản xuất là không thể. Đền bù như vậy là quá bèo, khác nào đẩy chúng tôi vào cảnh khốn khó”, anh Thiện nói. 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm