| Hotline: 0983.970.780

Dự án khai thác quặng đa kim lớn nhất Việt Nam: Đã dịch chuyển

Thứ Sáu 02/03/2012 , 09:53 (GMT+7)

Sau 15 năm, cuối cùng dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) cũng đã dịch chuyển.

Qua 15 năm kể từ khi được cấp phép thăm dò, qua 3 chủ đầu tư và 3 lần thay đổi cơ chế bồi thường, cuối cùng, dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) cũng đã dịch chuyển.

Với tổng vốn đầu tư 500 triệu đô la, dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo được coi là dự án khai thác quặng đa kim lớn nhất Việt Nam, một công trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên. Tuy vậy, do rất nhiều nguyên nhân, dự án đã bị đình trệ, thậm chí từng bị đề nghị thu hồi giấy phép đầu tư.

Tháng 6/2010, phương án tái cấu trúc dự án đã được tập đoàn Masan đề xuất và được Chính phủ chấp thuận.

Đánh giá thăm dò, mỏ đa kim Núi Pháo là mỏ quặng lộ thiên có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc). Về flo có trữ lượng lớn nhất thế giới, khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng… Với trữ lượng như vậy, dự kiến khi dự án hoạt động, mỗi năm sẽ khai thác 3,5 triệu tấn quặng, 80% sản phẩm sẽ được xuất khẩu. Dự án có tác động rất lớn về mặt xã hội, nhất là đối với cộng đồng dân cư địa phương. Có gần 3.000 hộ dân với gần 700 ha đất nằm trong vùng ảnh hưởng; 4 km quốc lộ, 5km đường sắt phải di dời.

Ông Vũ Hồng (Phó tổng Giám đốc thường trực Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo - NuiPhao Mining) cho biết, qua các chủ đầu tư thì việc áp dụng chuẩn của thế giới về tái định cư đối với dự án đều được kỳ vọng và tôn trọng. Với công việc từng kinh qua là chuyên viên cao cấp về kế hoạch tái định cư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Vũ Hồng đánh giá, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vốn được xem là khá nhạy cảm, phức tạp, nhưng trong năm 2011, NuiPhao Mining đã đạt được con số ấn tượng, khoảng 95% số hộ trong 5 khu hoạt động chính của Dự án đã ký biên bản bàn giao mặt bằng. Để đạt được kết quả đó, Công ty đã cắt cử cán bộ quan hệ cộng đồng xuống UBND các xã thu thập đơn thư, về phân loại, gửi tới các bộ phận liên quan để sớm có câu trả lời (chậm nhất là sau 5 ngày sẽ có câu trả lời). Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Điều hành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tỉnh, sự tham gia của đại diện các sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; đại diện UBND huyện Đại Từ và 4 xã trong vùng dự án, lãnh đạo Cty, chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp đối thoại trực tiếp với nhân dân ở các xóm có nhiều đơn thư khiếu nại để lắng nghe và giải thích, giải đáp trực tiếp các thắc mắc, kiến nghị của người dân, tổng hợp những ý kiến gửi tới các cấp có thẩm quyền, ngành chức năng giải quyết trong thời gian ngắn nhất.

Ông Chu Văn Tuất (Bí thư Đảng uỷ xã Hà Thượng, huyện Đại Từ) cho biết, chủ đầu tư mới đã tạo dựng được niềm tin với chính quyền và nhân dân về một đại dự án có thật, làm thật và cầu thị sự phát triển. Vì vậy mà có tới 37% số lao động trong công ty là người dân địa phương. Trong quý 1/2012, công ty tiếp tục đưa hơn 100 lao động của địa phương đi đào tạo nghề mỏ với mức lương khởi điểm thoả thuận đạt 190 đô la/tháng. Ông Trương Mạnh Kiểm (Phó chủ tịch UBND huyện Đại Từ) cho biết, việc thiết lập và thực thi chuẩn quốc tế về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của NuiPhao Mining góp phần cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở, tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định cho cư dân địa phương. NuiPhao Mining đã xây dựng một tổ hợp về dịch vụ, sản xuất nông nghiệp... và yêu cầu các nhà đầu tư tuyển dụng lao động là cư dân tại chỗ. Mô hình đang được kỳ vọng là tổ hợp sản xuất nấm xuất khẩu với sản lượng rất lớn thu hút hàng ngàn vệ tinh là các hộ dân liền kề bị ảnh hưởng bởi dự án.

Trên đại công trường có tầm nhìn hàng ki lô mét với hàng chục ngàn phương tiện máy móc tập kết thi công, ông Dominic John Heaton (Tổng Giám đốc Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo) cho biết, hiện tại, có 5 nhà thầu đang làm việc cho Dự án. Công tác đất đang được tiến hành, sau đó đến công tác đổ bê tông, lắp đặt khung sắt, lắp hệ thống điện… Trong năm 2011, công ty đã huy động được 200 triệu USD tiền vốn, trong đó có 110 triệu USD từ Ngân hàng Công thương, 90 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư - Phát triển. Đó là tiền đề quan trọng cho mục tiêu hoàn thiện công tác xây dựng và tiến hành chạy thử nghiệm vào đầu năm 2013.

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.