| Hotline: 0983.970.780

Dự án LCASP: Chỉ hỗ trợ phần 'đuôi nên người chăn nuôi không mặn mà

Thứ Tư 13/09/2017 , 08:30 (GMT+7)

Theo đánh giá của Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) Chi nhánh Hà Tĩnh, nhu cầu xây hầm biogas xử lý môi trường chăn nuôi của người dân trong tỉnh vẫn rất lớn.

09-12-03_1
Hộ chăn nuôi ở Hà Tĩnh khó tiếp cận vốn vay xây dựng công trình biogas tại các ngân hàng

Sau nhiều lần đề xuất, đầu năm 2017 Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương đã nâng mức hỗ trợ đối với công trình biogas cỡ vừa từ 10 triệu lên 50 trệu đồng/công trình. Việc tham gia hỗ trợ của dự án này được người chăn nuôi đánh giá cao. Tuy nhiên, do kinh phí cho vay chưa tương xứng với mức đầu tư của các dự án chăn nuôi, thủ tục phức tạp nên nhiều hộ lựa chọn vay “trọn gói” tại các ngân hàng thương mại thay vì vay theo chính sách hỗ trợ dự án các bon thấp.

Ví dụ, một trang trại lập dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải hết 300 triệu đồng nhưng nhu cầu vốn cần vay của họ là 150 triệu đồng. Trang trại tham gia dự án các bon thấp được hỗ trợ 50 triệu, còn 100 triệu đồng nếu chủ trang trại muốn vay phải lập dự án riêng. Hơn nữa, lãi suất cho vay của dự án gần như không có ưu đãi, xấp xỉ lãi suất vay thương mại nên người chăn nuôi không mấy mặn mà.

Đặc biệt, những năm gần đây tỉnh Hà Tĩnh ban hành nhiều chính sách kích cầu xây dựng nông thôn mới như Nghị quyết 32, Quyết định 24, 26... trong đó có mục hỗ trợ lãi suất cho các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn nên thay vì làm nhiều khế vay, mức cho vay ít đại đa số hộ chăn nuôi làm thủ tục vay theo các chính sách của tỉnh.

09-12-03_2
Khí gas từ hầm biogas được sử dụng để đun nấu phục vụ sinh hoạt hằng ngày

Ông Nguyễn Xuân Hoan, Giám đốc dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Hà Tĩnh cho rằng, lâu nay hộ chăn nuôi vay tiền đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường đang có mức độ. Nếu hộ nào thực sự muốn làm họ sẽ vay theo các chính sách kích cầu xây dựng NTM của tỉnh vì được hỗ trợ lãi suất, còn vay theo dự án các bon thấp, ngoài hồ sơ thủ tục phải đảm bảo tính chặt chẽ, mức lãi suất khá cao thì còn phải có tín chấp, thế chấp. “Hầu hết các trang trại đã tín, chấp thế chấp tài sản có giá trị để vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản rồi, bây giờ vay đầu tư hệ thống xử lý môi trường họ không còn gì để thế chấp. Đây chính là “rào cản” cho vay của dự án”, ông Hoan nhấn mạnh.

Bà Hoàng Thị Mai, tổ 16, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên thường xuyên nuôi trên 10 con lợn và 2 con bò. Toàn bộ chất thải chăn nuôi trước đây bà thu gom đổ vào một hố đất hình chữ nhật ngay sau chuồng nuôi, nước thải chảy tràn lan ra vườn. Sau khi dự án các bon thấp hỗ trợ 3 triệu đồng xây dựng hầm biogas cỡ nhỏ, chất thải được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, khí gas được sử dụng đun nấu trong gia đình.

Hiệu quả của công trình biogas là rất lớn, tuy nhiên, bà Mai cho rằng mức hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình nhỏ là thấp. Còn công trình vừa, ngoài số tiền được hỗ trợ trực tiếp, mức cho vay dưới 50 triệu mà phải tín chấp thì dân rất khó tiếp cận.

Tích cực hỗ trợ dự án

Theo khảo sát của LCASP Hà Tĩnh, do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng địa phương khắc nghiệt nên việc xây dựng công trình biogas cỡ vừa (từ 50 đến dưới 100 m3) chủ yếu hộ chăn nuôi đăng ký làm bằng hầm xây. Hiện Hà Tĩnh có 4 tổ thợ xây được tập huấn bài bản, thường xuyên nâng cao tay nghề để hỗ trợ thực hiện thành công dự án.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm