| Hotline: 0983.970.780

Dự án Nhà máy giấy 5.000 tỷ ở Quảng Ngãi 'đắp chiếu' nhiều năm

Thứ Hai 14/05/2018 , 06:30 (GMT+7)

Sau 5 lần điều chỉnh nâng vốn đầu tư từ 1.948 tỷ lên hơn 5.000 tỷ đồng nhưng đã trải qua 8 năm, Dự án Nhà máy bột và giấy Tân Mai Quảng Ngãi vẫn không thể hoàn thành. 

Những gì có thể nhìn thấy được tại đây bây giờ chỉ như một bãi tập kết phế liệu với ngổn ngang máy móc, cây cỏ...

14-35-14_1
 Khuôn viên dự án với nhiều trang thiết bị máy móc, cỏ dại mọc um tùm.

Dự án Nhà máy bột và giấy Tân Mai Quảng Ngãi do Công ty Cổ phần Tân Mai Miền Trung làm chủ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Văn bản số 184/TV-VPCP ngày 1/8/2008 và được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 30/3/2009.

Dự án dự kiến được thực hiện trên diện tích khoảng 45ha tại xã Bình Long (Bình Sơn, Quảng Ngãi) với công suất 130.000 tấn bột giấy/năm và 2.000.000 tấn giấy in cao cấp/năm với tổng mức đầu tư ban đầu là 1.948 tỷ đồng (vốn góp và các nguồn khác 30%, vốn vay 70%); thời gian hoạt động của Dự án 50 năm; tiến độ thực hiện khởi công tháng 10/2009, hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2011.

Do chậm tiến độ trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư đã 5 lần xin điều chỉnh vì những lý do phát sinh. UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã xem xét và đã đồng ý chủ trương cho giãn tiến độ thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho Nhà đầu tư. Trong đó, ở lần điều chỉnh thứ 3 vào năm 2011, Chủ đầu tư đã xin điều chỉnh với nội dung nâng tổng số vốn đầu tư từ 2.219 tỷ đồng lên 5.007,376 tỷ đồng và thời hạn vận hành Nhà máy bột giấy tháng 12/2012, Nhà máy giấy tháng 12/2013.

14-35-14_2
14-35-14_3
Nhiều vật tư, thiết bị của Dự án Nhà máy giấy Tân Mai nằm phơi nắng phơi mưa trong một thời gian dài.

Vậy nhưng, tính từ thời điểm khởi công đến tháng 5/2017, nhà đầu tư chỉ mới triển khai thực hiện các công việc như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy; lập hồ sơ cho xin thuê đất; hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và nhận bàn giao mặt bằng sạch với diện tích đất 43,9556 ha/45,0067 ha; Đến tháng 12/2012 thì tạm dừng thi công Dự án.

Bên cạnh đó, toàn bộ máy móc, thiết bị, công nghệ đầu tư dự kiến lắp đặt cho Nhà máy được mua lại nhà máy thanh lý tại Canada vào tháng 2017 chưa hoàn thiện, các động cơ điện công suất lớn, chuyên dụng và hệ thống mạch điều khiển động lực lệch chuẩn về cấp điện áp của lưới điện công nghiệp Việt Nam nên không sử dụng được, cần thay thế, bổ sung mới và cải tạo nhưng Nhà đầu tư không có giải pháp khắc phục.

Được biết, vào tháng 5/2017, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập đoàn thanh tra tại khu vực Dự án này, thì có hàng loạt sai phạm như: Thực hiện không đầy đủ về trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư; Nhà đầu tư vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai; Nhà đầu tư vi phạm về tiến độ theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh; Nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết về nguồn vốn đầu tư.

14-35-14_4
Do để quá lâu nên một số thiết bị đã bắt đầu bị gỉ sét

Có mặt tại khu vực này, những gì mà chúng tôi nhìn thấy là một bãi đất được bao quanh bởi lưới tường rào cao hơn 1m, phía bên trong là hàng loạt thiết bị máy móc nằm phơi nắng phơi sương. Vì để lâu ngày không sử dụng nên mọi vật liệu bằng sắt đã bắt đầu hoen gỉ, có nguy cơ hư hỏng, khu vực nhà kho của dự án cây cỏ mọc um tùm.

Theo một bảo vệ ở đây thì từ khi công trình này ngừng hoạt động, phía chủ đầu tư có thuê một tổ bảo vệ gần 10 người để trông coi các trang thiết bị máy móc. “Tôi làm bảo vệ ở khu vực này mới được 3 năm, có người làm lâu hơn thì 5 đến 6 năm. Ngoài nhiệm vụ trông coi, nếu kiểm tra thấy vật liệu trong công trình có dấu hiệu hư hỏng do ngoại cảnh thì chúng tôi cũng tiến hành che chắn lại”, bảo vệ này nói.

Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn cho biết: “Dự án xây dựng Nhà máy bột giấy Tân Mai Quảng Ngãi đã bỏ hoang đã rất lâu rồi. Trước sự việc này, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản kết luận thanh tra, về chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai xây dựng và đầu tư đối với Dự án Nhà máy bột giấy Tân Mai Quảng Ngãi”.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm