| Hotline: 0983.970.780

Dự án Sân bay Long Thành chưa bảo đảm tính khả thi về vốn

Thứ Tư 29/10/2014 , 19:40 (GMT+7)

Việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành sử dụng nguồn vốn nhà nước, vốn vay trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách nhà nước khó khăn thì chưa bảo đảm tính khả thi./ 20.700 tỷ đồng bồi thường dự án sân bay Long Thành

Đây là một trong những vấn đề mà Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đặt ra  khi trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng HKQT Long Thành vào sáng 29/10 trước Quốc hội.

Cần 18,7 tỷ USD

Trước đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. 

Báo cáo cho biết dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 164.589 tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ USD), trong đó vốn nhà nước gồm NSNN, trái phiếu Chính phủ và ODA là 84.624 tỷ đồng, vốn khác là 79.965 tỷ đồng.

Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây mới là vốn đầu tư của giai đoạn 1. Nếu tính cả 3 giai đoạn thì tổng mức đầu tư sẽ rất lớn (khoảng 18,7 tỷ USD).

Mặt khác, dự toán mức đầu tư cho giai đoạn 1 là ước tính, mức độ chính xác chưa cao.

Ngoài ra, các dự án thuộc hệ thống hạ tầng kết nối với Cảng HKQT Long Thành cần được tính toán, cân đối cùng với tổng vốn đầu tư Cảng hàng không này.

Cùng với đó, nếu khả năng vay được từ nguồn của các tổ chức tài chính quốc tế thì cũng phải có sự bảo lãnh của Chính phủ.

Có ý kiến đề nghị về huy động vốn cần quán triệt Nghị quyết 13 ngày 16/1/2012 của BCH trung ương Đảng. Theo đó, huy động vốn ODA và khuyến khích hợp tác công tư. Có ý kiến cho rằng, Dự án với phân kỳ đầu tư 3 giai đoạn đến sau năm 2030 là quá dài.


Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng HKQT Long Thành trước Quốc hội.

Báo cáo đầu tư cũng đã đưa ra 3 phương án để so sánh là: Mở rộng Cảng HKQT Tân Sơn Nhất/ Xây dựng mới Cảng HKQT Long Thành/ Cải tạo, mở rộng sân bay Biên Hòa.

Qua nghiên cứu của các ĐBQH và kết quả thẩm tra, giải trình tiếp thu của Ủy ban kinh tế Quốc hội, nhận thấy nhiều ĐBQH tán thành phương án xây dựng mới Cảng HKQT Long Thành.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các số liệu về đầu tư cải tạo, mở rộng Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và sân bay Biên Hòa mới chỉ đưa ra ở mức tổng thể, thiếu các số liệu chi tiết chứng minh tính chính xác, hợp lý của các phương án này.

Việc đưa phương án cải tạo, mở rộng sân bay Biên Hòa vào so sánh nhưng lại nêu lý do sử dụng sân bay này với các mục đích quân sự và nhiễm độc đioxin… dẫn đến phương án này chỉ mang tính hình thức.  

Theo đó, có ý kiến đề nghị nên chọn phương án cải tạo, mở rộng sân bay Biên Hòa đồng thời mở rộng Cảng HKQT Tân Sơn Nhất để hỗ trợ, phối hợp cùng khai thác có thể đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng không trong khoảng thời gian 10 năm tới, sau đó sẽ đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Năng lực quản lý yếu kém

Một vấn đề khác cũng được nhiều ĐBQH quan tâm đó chính là năng lực quản lý vận hành đối với cảng hàng không trung chuyển có quy mô lớn và hiện đại như cảng HKQT Long Thành.

Thực tế thời gian qua cho thấy, các sân bay của nước ta với quy mô chưa đủ lớn nhưng trình độ quản lý, vận hành còn nhiều hạn chế, bất cập. Câu hỏi đặt ra liệu Việt Nam có đủ năng lực quản lý vận hành một cảng hàng không như Long Thành không?

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) phát biểu rằng: “Sau Giải phóng chúng tôi đã đi vào sân bay Tân Sơn Nhất và bây giờ trở lại sân bay này mà thấy xót xa. Chúng ta mất đi những gì đã có. Đấy là hoàn toàn do những yếu kém trong quản lý Nhà nước, do phân cấp, phân quyền không rõ ràng. Trách nhiệm quản lý Nhà nước giữa các bộ, ngành; giữa Trung ương và địa phương nói chung là chưa tốt. Việc Chính phủ đề nghị xây dựng sân bay Long Thành, chúng tôi thấy cũng là một nhu cầu bức thiết nhưng cũng chính là một sự trả giá cho công tác quản lý của chúng ta”.

Từ thực tế đặt ra đó, ĐB Lê Nam đề nghị trong quy định quản lý hàng không dân dụng, không chỉ là quản lý cảng hàng không, quản lý đất sân bay mà phải có các điều khoản quy định về quản lý những cái ảnh hưởng đến sân bay. Tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới một cách đồng bộ, xuyên suốt để buộc được trách nhiệm và thúc đẩy phát triển.

Tán thành với quan điểm này, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cũng cho rằng, chúng ta đã có những bài học thực tiễn rất lớn và đến nay đang phải trả giá. Đó là thiếu đi sự phối hợp đồng bộ thống nhất nên hàng không Tân Sơn Nhất đến bây giờ chúng ta phải sửa sai để chuẩn bị xây dựng sân bay Long Thành.

Thực tế này cũng đã được Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thẳng thắn nêu ra trong tờ trình.

Cụ thể, sân bay Long Thành sẽ hình thành và khai thác sau các cảng trung chuyển hàng không lớn trong khu vực như Chek Lap Kok (Hong Kong), Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan)… nên trong giai đoạn phát triển ban đầu sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh.

“Do đó giai đoạn đầu chỉ giải quyết vấn đề quá tải, việc cạnh tranh chưa đặt ra” -  Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.