| Hotline: 0983.970.780

Dự án thất thoát nghìn tỷ và phận người 'bó chiếu'

Thứ Sáu 30/12/2016 , 08:57 (GMT+7)

Tháng 9/2016, 2 gia đình ở Sơn La vì quá nghèo nên đưa thi thể người thân về quê nhà bằng xe gắn máy với quãng đường dài 70, 80 cây số. 

Thi thể được quấn chiếu, cột ngang sau phía sau, hai chân ló ra ra ngoài, thòng xuống đường... khiến ai cũng phải xót xa.

Ngày 11/12/2016 vừa qua, câu chuyện buồn với “đề tài” ấy bất ngờ lặp lại, làm bao nhiêu người sửng sốt, mủi lòng. “Phận người” lần này càng thương tâm hơn khi thi thể một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo tại Hòa Bình được người nhà quấn chiếu khiêng về nhà dù cách bệnh viện chỉ một cây số.

Hai số phận sống nghèo, chết thảm ấy giờ đây đã an nghỉ, bỏ lại tất cả những vui buồn, được mất, nỗi đau thân xác, sự mặc cảm nghèo hèn, rẻ rúng thân phận. Ngẫm cho cùng khi về với đất, giàu nghèo cũng như nhau cả mà thôi, hết ganh đua, giành giật, xa lánh chốn thị phi, sự dửng dưng, vô cảm, lạnh lùng... .

Nhưng với những người còn sống, còn trăn trở với đời, chúng ta không khỏi xót xa chạnh lòng trước những “phận người bó chiếu”. Anh Bùi Văn Tú, em trai người xấu số kia bảo rằng cả nhà có chưa đến 100 nghìn mang theo khi đến bệnh viện đưa xác anh trai về.

Trên phương diện cộng đồng, sự nghèo khổ của người nghèo phải chăng là hệ quả của sự xa hoa, lãng phí của quan chức tham nhũng, quan liêu, xa dân.

Chắc mọi người còn nhớ, khi ông Trịnh Xuân Thanh còn làm Chủ tịch HĐQT TCty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Cty con PVC-ME đã lập “quỹ đen” hơn 80 tỷ đồng với nhiều khoản chi khác thường, trong đó có 550 triệu tiền chi tổ chức “sinh nhật bố sếp Thanh”. 

Chắc mọi người còn nhớ chuyện cắt cỏ ở đại lộ Thăng Long ngốn số tiền lên đến hơn... 700 tỷ/năm; chuyện tốn 128 tỷ và vài ba khối bùn trong dự án hút bùn Hồ Tây (Hà Nội).

Có hàng loạt những công trình, dự án “khủng” thất thoát hàng tỷ đồng của nhà nước được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội “điểm danh” trong nghị trường như báo chí đã đưa tin như: Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đầu tư với số vốn 12.000 tỷ đồng nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng.

Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ của Cty CP Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 7.000 tỷ đồng nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động.

Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất là một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia với số vốn đầu tư lên đến hơn 2.200 tỷ đồng đã "đắp chiếu". Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 trên 8.000 tỷ đồng vẫn chưa hoạt động sau 10 năm triển khai.

Rồi Nhà máy Bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An do Cty TNHH MTV Phát triển công nghiệp và Vận tải (Cty Đầu tư Phát triển Giao thông vận tải thuộc TCty Xây dựng công trình giao thông 6) đầu tư với số vốn 3.000 tỷ đồng sau 10 năm phải bỏ đi vì công nghệ không phù hợp.

Còn bao nhiêu dự án “nghìn tỷ” thất thoát, lãng phí như thế? Chỉ cần một phần trăm, một phần nghìn của tổng những khoản lãng phí, thất thoát ấy cũng đủ để hỗ trợ xe đạp cho biết bao học sinh nghèo khó, xây biết bao ngôi trường, làm biết bao bệnh viện, lắp đặt biết bao cây cầu qua sông, qua suối...

Người dân hy vọng vào tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, vì nhân dân phục vụ của Đảng và Nhà nước. Hy vọng không còn những dự án, công trình thất thoát, lãng phí; hy vọng không còn những phận người “bó chiếu” mong manh...

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm