| Hotline: 0983.970.780

Dự án VnSAT: Bứt phá giai đoạn 2018 - 2020

Thứ Năm 22/03/2018 , 10:51 (GMT+7)

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn và bộ máy tổ chức nhưng năm 2017, Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) thuộc Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Bộ NN&PTNT đã gặt hái nhiều kết quả tích cực trong việc góp phần đẩy mạnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam.

Hội nghị Tổng kết năm 2017 và Triển khai kế hoạch năm 2018 – Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT)

Sáng ngày 22/3, tại Tp. Cần Thơ, Ban chỉ đạo Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện dự án.

Với tổng số vốn lên đến 301 triệu USD, Dự án VnSAT được kỳ vọng là “Đại dự án” của Ngành nông nghiệp sẽ mang lại sự chuyển biến tích cực đối với quá trình Tái cơ cấu toàn ngành thông qua các hoạt động: rà soát và xây dựng chiến lược Tái cơ cấu đối với 10 ngành hàng xuất khẩu trên 1 Tỷ USD của Việt Nam đó là: Lúa gạo, Cà phê, Tiêu, Điều, Cao Su, Gỗ, Sắn, Trái cây, Cá tra và Tôm.

Trong đó, riêng hai ngành hàng Lúa gạo và Cà phê trong 2 năm triển khai thực hiện Dự án VnSAT đã khẳng định kết quả tác động rõ nét thông việc thay đổi nhận thức, hành vi của người nông dân, các doanh và các thành phần liên quan đến việc hình thành các chuỗi giá trị ngành hàng tại hai vùng Tây Nguyên và ĐBSCL.

Thông qua dự án gần 166.200 nông dân đã được đào tạo về kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, kỹ thuật canh tác và tái canh cà phê bền vững. Đồng thời đã thực hiện trên 150 điểm trình diễn phục vụ các lớp tập huấn kỹ thuật lúa, cà phê. Các kỹ thuật, công nghệ  lựa chọn áp dụng đều hướng tới sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng, an toàn và hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái. Thông qua hoạt động này, chi phí sản xuất đối với lúa gạo giảm xuống từ 7 – 12% và đối với cà phê giảm xuống từ 10 – 15% từ đó nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp nhận định: “Sau 2 năm triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiệu quả mà dự án mang lại là rõ rệt. Thông qua hoạt động đào tạo kỹ thuật bà con nông dân đã cập nhật được những kỹ thuật canh tác mới vừa giúp giảm chi phí sản xuất, vừa nâng cao năng suất lại bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó gắn với Dự án này, Đồng Tháp cũng đang tiến hành tái cơ cấu thủy lợi và hình thành những cánh đồng thông minh được điều khiển bằng công nghệ thông tin.”

Dự án đã hỗ trợ thành lập, củng cố 64 TCND sản xuất tiên tiến, bền vững và tiến hành hàng loạt các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho Ban lãnh đạo, điều hành TCND/HTX như: đào tạo tập huấn, hỗ trợ nhà kho, sân phơi, trạm bơm và các trang thiết bị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sau thu hoạch.

Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp và cơ chế thích hợp để mời gọi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các tổ chức tín dụng tham gia liên kết, hợp tác với các TCND vùng dự án để cung cấp dịch vụ đầu vào (giống, vật tư, vốn), thu mua sản phẩm (lúa gạo, cà phê) phục vụ chế biến, xuất khẩu. Tính đến tháng 12/2017, tổng số diện tích lúa được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là 23.000ha, (mục tiêu dự án là 50.000ha canh tác lúa bền vững được bao tiêu sản phẩm).

Với phương pháp tiêp cận đa chiều và chú trọng mối liên kết 4 "Nhà", giữa các hộ dân, giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương trong vùng, Dự án VnSAT đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ đối với hai ngành hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam là lúa gạo và cà phê.

Tại Hội nghị Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp Lê Quốc Doanh – Trưởng ban chỉ đạo dự án đã quyết liệt chỉ đạo: “Nội dung hoạt động của dự án trong 3 năm còn lại (2018 - 2020) rất lớn, đây cũng là giai đoạn gấp rút mà Ngành nông nghiệp phải tập trung cao độ thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu Ngành đã được Chính phủ phê duyệt. Dự án VnSAT cần  tăng tốc để về đích đúng mục tiêu kế hoạch, đóng góp tích cực cho công cuộc tái cơ cấu chung của toàn Ngành.”

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm