| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 10 - 16/10/2011

Thứ Hai 10/10/2011 , 10:53 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên lúa

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ: Rầy cám lứa 8 phát sinh, gây hại chủ yếu trên trà lúa mùa trung, muộn ở giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh - đỏ đuôi. Mật độ rầy tăng cao gây cháy rầy cục bộ, nếu không phòng trừ kịp thời. Cần tăng cường kiểm tra trên các giống nhiễm, ruộng bón nhiều đạm; các diện tích thường bị nhiễm hàng năm; phân loại mức độ nhiễm, để tổ chức phòng trừ, thực hiện phun thuốc diệt các ổ rầy có mật độ trên 3.000 con/m2 ngay từ khi rầy còn ở tuổi nhỏ.

- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc trà lúa trỗ. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phun phòng trừ sâu đục thân khi lúa sắp trỗ khi có mật độ trên 0,3 ổ trứng/m2, những ruộng có mật độ ổ trứng trên 1 ổ/m2, nên phun 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 7-10 ngày.

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Phát sinh, gây hại trên cổ bông, gié và cuống hạt tại một số diện tích. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời, nhất là trên các ruộng gieo cấy giống nhiễm, những ruộng bón thừa đạm và vùng ổ nhiễm bệnh hàng năm.

- Bọ xít dài, chuột, nhện gié, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ gây hại cục bộ trên tà lúa trỗ muộn; sâu cắn gié gây hại cục bộ tại một số tỉnh miền núi. Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ ở những diện tích có mật độ, tỷ lệ cao.

b) Cây trồng cạn

- Cây vụ đông:

Chú trọng lên luống, làm rãnh thoát nước, bổ sung phân lân để hạn chế bệnh chân chì, huyết dụ ở giai đoạn cây còn nhỏ.

Theo dõi và phòng trừ châu chấu, sâu xám, sâu cắn lá hại nhẹ hại ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... hại rau.

- Cam chanh: Nhện trắng, nhện đỏ, bệnh greening, sâu vẽ bùa... tiếp tục hại.

- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, rệp xơ trắng tiếp tục phát sinh, gây hại tại một số tỉnh Bắc Trung bộ.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, rầy nâu và rầy lưng trắng... tiếp tục gây hại trên lúa giai đoạn chín – thu hoạch.

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... gây hại chủ yếu, lúa gieo giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ.

- Bệnh đạo ôn lá + cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo khô ở các tỉnh đồng bằng.

- Chuột: gây hại rải rác trên các trà lúa.

b) Cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp, rụng quả... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá - thối rễ, rệp sáp... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Sâu đục nõn, bọ xít muỗi, thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn chăm sóc.

- Sâu đục thân, rệp, sâu non bọ hung và xén tóc hại cục bộ mía vùng ổ dịch ở Gia Lai.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 4-5 và trưởng thành tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ, đồng thời rầy vẫn còn di trú rải rác do lúa thu đông đang thu hoạch. Các tỉnh cần theo dõi sát diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng đặc biệt trên các trà lúa đẻ nhánh đến đòng - trổ để có biện pháp quản lý rầy nâu đạt hiệu quả.

- Do ảnh hưởng của thời tiết bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển trên lúa thu đông - mùa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ. Các tỉnh cần tích cực phòng trị bệnh đạo ôn cho lúa, đặc biệt trên các ruộng gieo trồng giống nhiễm và bón thừa phân đạm để tránh thất thu năng suất về sau.

Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý phòng ngừa tốt đối với OBV ở giai đoạn lúa mới sạ <15 ngày và những ruộng khó thoát nước; sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng.

KHUYẾN CÁO

- Mọt đục cành, đục quả, tuyến trùng rễ trên cà phê, tuyến trùng hại tiêu, rệp sáp, rệp vảy: Oncol 25 WP, Oncol 20EC.

- Bệnh thán thư trên các loại cây trồng, gỉ sắt, vàng lá khô cành, rụng quả cà phê: Dùng Carbenda supper 50 SC.

- Bệnh greening cây có múi: theo dõi các đợt lọc non phun ngừa rầy chổng cánh bằng: Applaud 10WP, Altach 5EC, Hoppecin 50EC.

- Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy... hại rau ăn lá: Xentari 35WG, Nurelle D 25/2,5 EC, Atabron 5EC, Ammate 150SC.

- Nhện lông nhung trên nhãn, vải, nhện trắng, nhện đỏ cam quyt: Takare 2EC.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.