| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 23-29/6

Thứ Hai 23/06/2014 , 09:24 (GMT+7)

Tại các tỉnh phía Bắc, châu chấu, chuột, bọ trĩ, sâu keo, ốc bươu vàng… tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa HT mới gieo, cấy giai đoạn đẻ nhánh...

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên lúa

- Sâu đục thân hai chấm: Trứng nở, sâu non tiếp tục gây hại dảnh héo trên mạ và lúa mùa cực sớm ở các tỉnh khu vực Bắc bộ.

- Châu chấu, chuột, bọ trĩ, sâu keo, ốc bươu vàng… tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa HT mới gieo, cấy giai đoạn đẻ nhánh ở các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ một số diện tích có mật độ sâu cao.

Cần tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột (khi trắng đồng) giữa vụ ĐX, HT, mùa.

b) Trên mía

- Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía bị nhiễm bệnh, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để.

Cần hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ cây bị bệnh tại những vườn mía bị bệnh, tăng cường chăm sóc, phòng trừ các loại dịch hại đúng quy trình kỹ thuật.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... phát sinh gây hại nhẹ trên lúa XH - HT sớm đòng trỗ - chắc xanh.

- Bọ trĩ, sâu keo, sâu đục thân, dòi đục nõn, bệnh đốm nâu... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại cục bộ lúa HT tập trung vùng ven làng, đồi gò.

- Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước.

b) Trên cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả - thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến ở giai đoạn trưởng thành mang trứng và đến cuối tuần bắt đầu nở với mật độ nhẹ - trung bình.

Các tỉnh chuẩn bị gieo sạ lúa TĐ 2014 cần lưu ý theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thời tiết để xuống giống tránh không bị ngập úng và hạn chế thấp nhất rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

- Do thời tiết nắng, mưa xen kẽ nên bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm, để kịp thời phòng trừ. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị theo nguyên tắc 4 đúng. Riêng những ruộng trồng giống nhiễm bệnh khuyến cáo nên phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ khoảng 5% và phun lần 2 khi lúa trỗ đều.

- Ngoài ra, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lem lép hạt trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh - trỗ chín.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa

Rầy nâu phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha); Wellof 3GR (12 kg/ha). Trường hợp áp lực rầy cao kết hợp rải Wellof 3GR và phun Hopsan 75EC. Sâu cuốn lá nhỏ phun Mimic 20SC; Wellof 330EC, Altach 5EC bướm rộ 5 - 7 ngày.

Bệnh đạo ôn (lá, thân, cổ bông) phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện, trước trổ 3 - 5 ngày và sau trổ đều. Bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC trước trổ 3 - 5 ngày và sau khi trổ đều. Phun bộ HAI BB giai đoạn đẻ nhánh (Beam 75WP + Bony 4SL) phòng trị bệnh đạo ôn lá và bệnh cháy bìa lá (bạc lá) do vi khuẩn

Trên cây trồng khác

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC sáng sớm khi cánh còn ướt. Rầy xanh phun Applaud 10WP.

Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP khi bệnh chớm xuất hiện. Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP phun đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện.

Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP. Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc) khi rệp sáp xuất hiện gây hại.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất