| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 24-30/6

Thứ Hai 24/06/2013 , 10:13 (GMT+7)

Tại các tỉnh phía Nam, từ 21 - 29/6 có một đợt rầy nâu di trú, cần theo dõi để xuống giống TĐ tập trung đồng loạt, né rầy và ngập úng hoặc bị mặn xâm nhập...

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên mạ, lúa

- Sâu đục thân 2 chấm: Trứng nở, sâu non tiếp tục gây hại dảnh héo trên mạ và lúa mùa cực sớm. Tổ chức phòng trừ sâu đục thân 2 chấm cho diện tích mạ và lúa mùa sớm khi có mật độ ổ trứng cao.

- Chuột tiếp tục gây hại tăng trên mạ, lúa gieo thẳng; đặc biệt, trên các khu ruộng mới gieo, gần gò bãi, mương máng, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ. Thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước vụ SX.

- Theo dõi và phòng trừ sọc đen trên lúa mới sạ tại một số tỉnh Bắc Trung bộ; phòng trừ châu chấu, sâu keo, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, ốc bươu vàng, trên lúa HT tại các tỉnh Bắc Trung bộ, lúa mùa sớm tại các tỉnh Bắc bộ.

b) Trên mía

Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc, ruộng trồng mới bằng giống không sạch bệnh.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng... phát sinh gây hại nhẹ trên lúa HT giai đoạn đứng cái - đòng trỗ.

- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo, chuột... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

3. Các tỉnh phía Nam

- Từ 21 - 29/6 có một đợt rầy nâu di trú, cần theo dõi để xuống giống TĐ tập trung đồng loạt, né rầy và ngập úng hoặc bị mặn xâm nhập.

- Bệnh đạo ôn lá có khả năng phát triển mạnh, đặc biệt trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và ruộng canh tác giống nhiễm có thể bị nhiễm nặng. Vì vậy, các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị đảm bảo nguyên tắc 4 đúng; không nên phun phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh.

Ngoài ra để phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt nên phun ngừa trước trỗ và sau khi lúa trỗ đều.

Cũng cần lưu ý bệnh bạc lá vi khuẩn, chuột ở giai đoạn đẻ nhánh - trỗ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

ĐỀ NGHỊ

1. Các tỉnh phía Bắc

- Thực hiện tốt Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. Những nơi đã phát hiện cần nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời.

- Theo dõi sâu bệnh: Trên ngô, lạc xuân chú ý sâu xám, sâu cắn lá, chuột hại; bọ xít nâu, sâu đo, bệnh sương mai hại lộc - nụ, hoa trên vải, nhãn; phun thuốc phòng trừ nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao.

- Tập trung chỉ đạo phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Nắm bắt kế hoạch SX, cơ cấu giống, lịch gieo sạ, sâu bệnh chuyển vụ... để ra dự báo sâu bệnh và lập kế hoạch chủ động chỉ đạo bảo vệ SX vụ xuân hè - HT ở từng địa phương.

- Theo dõi bệnh hại cà phê; hại điều; hại sắn và rau màu ở các địa phương.

- Tập trung chỉ đạo phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng.

3. Các tỉnh phía Nam

- Thực hiện nghiêm túc Công văn số 425/BVTV/TV ngày 26/2/2013 của Cục BVTV về việc tăng cường chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt né rầy trên lúa HT.

- Tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình dịch hại để chỉ đạo phòng trừ kịp thời nhất là rầy nâu, bệnh đạo ôn lá trên lúa HT.

- Tập trung chỉ đạo phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

- Sâu đục thân phun Nurelle D25/2,5EC, Oncol 25WP sau khi thấy bướm rộ 5 - 7 ngày.

- Sâu cuốn lá nhỏ phun một trong các thuốc sau: Wellof 330EC, Nouvo 3,6EC, Cyper 25EC. Trên ruộng vừa có sâu cuốn lá, sâu đục thân xuất hiện cùng lúc sử dụng Wellof 330EC + Oncol 20EC (hoặc Oncol 25WP).

- Bọ trĩ (bọ cánh tơ) phun Imida 10WP khi sâu còn nhỏ.

- Rầy nâu phun  Applaud 10WP, Imida 10WP khi rầy ở tuổi 2 - 3. Trường hợp với áp lực rầy cao và gối lứa, sử dụng cặp Applaud 10WP + Hopsan 75ND.

- Bệnh đạo ôn lá, thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP hai lần vào lúc lúa sắp trổ và sau trổ đều. 

- Bệnh khô vằn (đốm vằn, ung thư) sử dụng 1 trong các thuốc sau: Pulsor 23F,  Catcat 250EC, Carbenda supper 50SC, Vali 3SL,5SL khi bệnh chớm xuất hiện.

Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ phun Nouvo 3,6EC khi bọ trĩ chớm xuất hiện.

- Rầy xanh phun Applaud 10WP, Mospilan 3EC khi rầy tuổi còn nhỏ.

Trên cà phê:

- Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) sử dụng Manozeb 80WP hoặc Carbenda supper 50SC phun khi thấy bệnh chớm xuất hiện, nếu bệnh nặng phun lại lần 2.

- Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam) phun Nicozol 12,5WP ướt đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện. Tùy tình hình bệnh, phun lập lại cách nhau 7 - 10 ngày.

Trên cây tiêu:

- Tuyến trùng rễ sử dụng Oncol 25WP tưới xung quanh gốc, rễ và tưới lập lại vào 7 ngày sau.

Trên nhãn, vải:

- Bệnh thán thư phun Carbenda supper 50SC khi bệnh chớm xuất hiện, bệnh nặng phun lại lần 2 vào 5 - 7 ngày sau phun lần đầu.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất