| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 28/11- 4/12

Thứ Hai 28/11/2011 , 10:02 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Cây vụ đông

- Cây ngô: Sâu cắn lá, rệp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá... hại tăng; bệnh lùn sọc đen tiếp tục hại.

- Rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bệnh sương mai... hại tăng.

- Cà chua, khoai tây: Bệnh héo xanh, bệnh mốc sương... tiếp tục hại.

- Đậu tương: Sâu đục quả, bệnh sương mai... tiếp tục hại.

- Cam, chanh: Sâu vẽ bùa, bệnh muội đen... tiếp tục hại.

- Vải, nhãn: Sâu đo, nhện lông nhung, bệnh sương mai... tiếp tục hại.

- Chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh hại chủ yếu.

- Lạc: Héo vàng, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh... tiếp tục gây hại nhẹ.

b) Cây công nghiệp và cây ăn quả

- Cây ăn quả có múi: Bệnh greening: tiếp tục phát sinh gây hại đặc biệt những vườn cam già cỗi, chăm sóc kém, không thoát nước. Nhện các loại, bệnh chảy gôm, loét, sẹo, muội đen... tiếp tục phát sinh gây hại ở mức độ nhẹ đến trung bình.

- Mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung, rệp xơ trắng, sâu đục thân... tiếp tục phát sinh gây hại nếu công tác phòng trừ không tốt.

- Cà phê, hồ tiêu: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành trên cây cà phê, tuyến trùng, thối gốc rễ... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm, chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt.

- Cao su: Bệnh xì mủ, héo đen đầu lá, loét sọc miệng cạo... phát sinh gây hại nhất là những vườn bị gãy đổ.

c) Cây lâm nghiệp: Sâu non thế hệ 3 tiếp tục vào nhộng và vũ hoá.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... tiếp tục gây hại trên lúa gieo, lúa lỡ vụ giai đoạn chắc xanh - chín.

- Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo, lúa lỡ vụ ở các tỉnh đồng bằng.

- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn... phát sinh hại cục bộ trên lúa đông xuân cực sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại rải rác trên các trà lúa, co cụm vùng gò đồi khi có mưa lũ.

b) Cây trồng khác

- Rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bệnh trên lá, rễ... gây hại chủ yếu rau ăn lá; bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương, dòi đục lá + quả... gây hại chủ yếu rau họ bầu bí; bệnh thán thư, bệnh héo xanh, sâu đục quả... hại chủ yếu rau họ cà tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Sâu đục thân, bắp; bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, khô vằn... phát sinh hại phổ biến trên ngô vụ 2 giai đoạn trỗ cờ - phun râu ở Tây Nguyên.

c) Cây công nghiệp

- Cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp, nấm hồng... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá - thối rễ, rệp sáp... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Điều: Sâu đục nõn, sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn chăm sóc - chùm hoa.

- Mía: Sâu đục thân, rệp, bệnh than, bệnh gỉ sắt... rải rác hại cục bộ mía vươn lóng – tạo đường. Sâu non bọ hung và xén tóc hại cục bộ mía vùng ổ dịch ở Gia Lai.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu tiếp tục nở, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trổ có thể nhiễm nặng cục bộ. Các tỉnh/thành phố cần khuyến cáo nông dân kiểm tra kỹ ruộng lúa, theo dõi lứa rầy cám sắp nở, khi rầy tuổi 2-3 mật số hơn 3 con/tép xử lý bằng thuốc chống lột xác.

Cần theo dõi lịch xuống giống né rầy ở địa phương, nhằm đảm bảo “gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy”. Chú ý vận động nông dân làm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng triệt để kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, quản lý dịch hại IPM và biện pháp phun thuốc “4 đúng” để tránh sự bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.

- Bệnh đạo ôn trên lá tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa đông xuân sớm và trà lúa mùa nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân đạm... Do vậy, cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm bệnh để phòng trị kịp thời, hiệu quả. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị phun xịt theo “4 đúng”. Bệnh đạo ôn trên bông có thể phòng ngừa bằng cách xử lý thuốc đặc trị trước và sau trổ 7 ngày.

Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng.

KHUYẾN CÁO

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ hại lúa; rầy chổng cánh truyền bệnh Greening trên cây có múi: Applaud 10WP, Hoppecin 50EC, Altach 5EC phun ngừa lúc cây ra lộc non.

- Nhện vàng, nhện đỏ cam chanh, nhện lông nhung nhãn vải, bọ trĩ, bọ cánh tơ hại chè: Takare 2EC, Mospilan 20SP, 3EC.

- Sâu cuốn lá, sâu đục thân lúa, sâu tơ, sâu xanh rau; dòi đục thân ngô, sâu cuốn lá đậu tương; sâu khoang hại lạc: Altach 5EC, Nouvo 3,6EC, Oncol 20EC, Nurelle D25/2,5 EC.

- Bệnh lở cổ rễ đậu tương, sương mai vải nhãn, khô vằn hại ngô, lúa, héo vàng hại lạc, héo xanh cà chua khoai tây: Ridozeb 72WP, Manozeb 80WP, Vali 3SL, 5SL, Carbenda supper 50SC; đạo ôn lúa: Beam 75WP.

- Khô vằn, lem lép hạt lúa; khô cành khô quả, gỉ sắt trên cà phê, thán thư trên hồ tiêu và cây trồng khác, nấm hồng cà phê: Vali 3SL, 5SL, Carbenda supper 50SC, Catcat 250EC.

- Bệnh xì mủ, nứt thân, héo đen đầu lá, loét miệng cạo trên cao su; bệnh chảy gôm, muội đen cây có múi: Ridozeb 72WP, Manozeb 80WP, Carbenda supper 50SC; loét trên cây có múi do vi khuẩn; bạc lá lúa: Bonny 4SL + Carbenda supper 50SC.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất