| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 30/12/2013 - 5/1/2014

Thứ Hai 30/12/2013 , 10:25 (GMT+7)

Tại các tỉnh phía Bắc, sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu - rầy lưng trắng; cuốn lá nhỏ phát sinh rải rác, mật độ thấp trên mạ xuân...

1. Các tỉnh phía Bắc

- Trên mạ xuân: Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu - rầy lưng trắng; cuốn lá nhỏ phát sinh rải rác, mật độ thấp.

- Cây ngô: Rệp, bệnh khô vằn tăng, sâu đục thân – bắp hại cục bộ. Theo dõi và phòng trừ ở những nơi có mức độ hại cao.

- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại cục bộ tại những diện tích đã nhiễm; không vận chuyển cây sắn ra khỏi vùng có rệp, bệnh và không sử dụng làm giống.

- Cây mía: Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại; cần phòng trừ trên trà mía muộn, rậm rạp. Không sử dụng cây mía trong vùng bệnh chồi cỏ làm giống và tích cực trồng mới ở những diện tích mía lưu gốc bị hại nặng.

- Cây cà chua, khoai tây: Bệnh mốc sương, bệnh héo xanh... gây hại nhẹ.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trên cây vụ đông và trước vụ lúa đông xuân.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Bệnh đạo ôn, lem lép thối hạt, khô vằn... gây hại trên lúa lỡ vụ giai đoạn chín – thu hoạch.

- Bọ trĩ, sâu CLN, sâu năn... phát sinh hại cục bộ trên lúa đông xuân sớm.

- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa lỡ vụ, lúa đông xuân cực sớm.

b) Cây sắn: Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại cục bộ tại những diện tích đã nhiễm.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy trưởng tuổi 2-3 tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa giai đoạn mạ - nhánh. Khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chỉ phun thuốc tại những diện tích có mật độ rầy cao.

- Bệnh đạo ôn hại lá tiếp tục gây hại trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, nhất là trên những ruộng gieo sạ giống nhiễm, sạ dầy và bón nhiều phân đạm.

- OBV sẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa mới gieo cấy, giai đoạn mạ.

- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng, chuột ngay từ đầu vụ.

Ngoài ra, cần lưu ý sâu năn xuất hiện cục bộ ở một số địa phương như Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang, Tiền Giang... và bệnh bạc lá ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng.

ĐỀ NGHỊ

1. Các tỉnh phía Bắc

- Chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại trên mạ xuân, hướng dẫn nông dân chống rét cho mạ, lúa gieo thẳng.

- Theo dõi, phòng trừ các đối tượng dịch hại trên cây rau màu.

- Tiếp tục kiểm tra xác định nguyên nhân gây hiện tượng “lùn” trên cây ngô.

- Tiếp tục điều tra phát hiện, thực hiện phòng chống bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng hại sắn và bệnh chồi cỏ mía. Tuyệt đối không sử dụng sắn tại những vùng nhiễm bệnh để làm giống.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác diệt chuột.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Theo dõi diễn biến của dịch hại trên lúa ĐX, đặc biệt là sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu năn.

- Tiếp tục theo dõi diến biến dịch hại cà phê, điều, sắn, mía, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và rau màu các địa phương.

- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột.

3. Các tỉnh phía Nam

- Theo dõi rầy nâu, bệnh đạo ôn hại lá lúa...

- Duy trì lấy mẫu kiểm tra tỉ lệ rầy mang mầm bệnh VL, LXL.

- Chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt để né rầy.

- Tăng cường phòng trừ chuột.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, ngăn chặn việc nhân nuôi ốc bươu vàng.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

- Rầy nâu phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha), Wellof 3GR (12 kg/ha). Trường hợp áp lực rầy cao kết hợp rải Wellof 3GR và phun Hopsan 75EC hay Hoppecin 50EC.

- Sâu cuốn lá nhỏ phun: Wellof 330EC; Mimic 20SC; Altach 5EC bướm rộ 5 - 7 ngày.

- Nhện gié phun Takare 2EC.

- Bệnh đạo ôn (lá, thân) phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đạo ôn cổ bông, đốm vằn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm, cháy bìa lá phun ngừa bộ ba HAI-BBC (Beam 75WP, Carbenda super 50SC và Bonny 4SL) trước trổ 3 - 5 ngày và sau trổ đều.

Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC sáng sớm khi cánh còn ướt.

- Nhện đỏ phun Takare 2EC.

- Rầy xanh phun Applaud 10WP, Mospilan 3EC rầy tuổi còn nhỏ.

Trên cà phê:

- Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP khi bệnh chớm xuất hiện, nếu bệnh nặng phun lại lần 2.

Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện, bệnh nặng phun lặp lại cách nhau 7 - 10 ngày.

Xem thêm
Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

1 ha hồi cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

BẮC KẠN Giá bán khoảng 30.000đ/kg, có những năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg, cây hồi đem lại thu nhập cao, trở thành cây giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.