| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 4-10/2

Thứ Hai 04/02/2013 , 10:32 (GMT+7)

Chuột tiếp tục phát sinh tăng, đặc biệt hại nặng ở những vùng lúa gieo thẳng gần gò đồi và vùng hạn. Cần tập trung chỉ đạo, thực hiện phát động cộng đồng diệt trừ chuột ngay trước vụ ĐX...

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên mạ, lúa

- Chuột tiếp tục phát sinh tăng, đặc biệt hại nặng ở những vùng lúa gieo thẳng gần gò đồi và vùng hạn. Cần tập trung chỉ đạo, thực hiện phát động cộng đồng diệt trừ chuột ngay trước vụ ĐX.

- Kiểm tra theo dõi chặt chẽ nguồn bệnh lùn sọc đen trên lúa chét, nhổ bỏ và tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng; đồng thời phòng trừ rầy mang bệnh là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen.

- Ốc bươu vàng hại tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Bệnh đạo ôn, nghẹt rễ; sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên lúa trà sớm. Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

b) Trên mía

- Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc tại Nghệ An. Cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn bệnh và thay thế những diện tích mía đã lưu gốc nhiều năm.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Chuột gia tăng trên diện rộng, gây hại mạnh trên lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh; hại nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò... Cần tập chỉ đạo cộng đồng diệt trừ chuột.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông... gây hại trên lúa ĐX sớm.

- Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá... phát sinh gây hại trên lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái.

- Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước, gây hại trên trà lúa ĐX muộn giai đoạn mạ.

b) Trên cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả, thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

- Dự kiến đầu của tháng 2/2013 sẽ có đợt rầy nở rộ, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đọan đẻ nhánh, làm đòng; mật độ tăng cao cục bộ trên lúa giai đoạn trổ, vào chắc. Cần kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3 với mật số cao phun trừ bằng một trong các loại thuốc chống lột xác.

- Bệnh đạo ôn phát triển chậm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Cần thăm đồng kiểm tra tình hình bệnh trên ruộng để phòng trị bệnh đạo ôn lá kịp thời; đồng thời, phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông.

- Do lũ năm 2012 nhỏ nên chuột gia tăng mật độ, nhất là những ruộng gần bờ đê lớn, gần vườn tạp... hại tăng trên trà lúa làm đòng, trỗ. Cần phát động nông dân hưởng ứng phong trào diệt chuột.

- Các địa phương có gieo sạ lúa xuân hè, cần giữ thời gian cách ly sau thu hoạch lúa ĐX tối thiểu 15 ngày để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như tránh ngộ độc hữu cơ.

Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ phun một trong các thuốc sau: Wellof 330C, Altach 5C, Cyper 25EC; phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Rầy nâu phun Applaud 10WP với liều 80 - 100 g/bình 16 lít, phun khi rầy tuổi 1 - 3, phun kỹ gốc lúa.

- Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR, 5 - 6 kg/ha.

- Bệnh đạo ôn lá, thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào trước và sau trổ đều.

Trên cà phê:

- Bệnh khô cành sử dụng Carbenda supper 50SC, Manozeb 80WP phun khi bệnh chớm xuất hiện.

- Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam), phun Nicozol 12,5WP ướt đều tán lá khi bệnh chớm xuất hiện.

Rau dưa:

- Sâu xanh sử dụng Ammate 30WG, Lannate 40SP phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Sâu khoang trên lạc phun Nurelle D 25/2,5EC, phun khi sâu còn nhỏ vào sáng sớm, chiều mát.

- Sâu tơ,sâu xanh da láng, phun 1 trong các thuốc Xentari 35WDG, Atabron 10WP, Ammate 30WG, phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Bệnh sương mai trên cà chua sử dụng Gekko 20SC, Bony 4SL phun khi bệnh chớm xuất hiện. 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm