| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 4-11/11

Thứ Hai 04/11/2013 , 10:13 (GMT+7)

Các tỉnh phía Bắc, bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc bị nhiễm bệnh, hại nặng cục bộ; rệp xơ trắng tăng nhanh và gây cục bộ...

1. Các tỉnh phía Bắc

- Cây vụ đông: Các đối tượng dịch hại như sâu đục thân, sâu căn lá, chuột hại ngô; sâu cuốn lá; bọ nhảy và sâu ăn lá hại rau họ hoa thập tự phát sinh, gây hại nhẹ. Tuy nhiên, rệp hại tăng nhanh, cần theo dõi và phòng chống kịp thời.

- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại cục bộ.

- Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc bị nhiễm bệnh, hại nặng cục bộ; rệp xơ trắng tăng nhanh và gây cục bộ.

- Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ tiếp tục phát sinh gây hại.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân tiếp tục gây hại trên lúa gieo và lúa lỡ vụ giai đoạn đòng trỗ.

- Bệnh đạo ôn hại cổ bông phát sinh, gây hại trên lúa mùa muộn và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa lỡ vụ ở các tỉnh đồng bằng.

- Chuột tiếp tục gây hại cục bộ lúa gieo, đặc biệt các vùng gò đồi nơi có mưa lũ.

b) Trên cây trồng khác

- Rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang... gây hại rau ăn lá; sâu xanh, sâu xám... hại ngô giai đoạn phát triển thân lá; sâu xanh, sâu khoang hại đậu đỗ giai đoạn phân cành, ra hoa.

- Cà phê: Rệp, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt... tiếp tục hại phổ biến.

- Sắn: Bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng, bệnh đốm lá... gây hại cục bộ.

- Cây dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục gây hại ở các vùng trồng dừa.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu tiếp tục phát sinh, gây hại trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Cần khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và xử lý kịp thời những diện tích có mật độ cao, nhằm hạn chế lây truyền bệnh VL, LXL.

- Bệnh đạo ôn hại lá, cổ bông tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời. Không phun thuốc phối trộn cùng với phân bón lá, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc BVTV.

- Ốc bươu vàng tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa mới gieo cấy. Thực hiện các biện pháp tổng hợp để diệt trừ OBVngay đầu vụ và nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, phát tán và nhân nuôi ốc bươu vàng.

- Tiếp tục chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt để né rầy.

Chú ý: Tổ chức thực hiện tốt Công văn số 3879 BNN-BVTV ngày 30/10/2013 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn bán, vận chuyển, phát tán và nhân nuôi ốc bươu vàng.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

- Rầy nâu phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha), Wellof 3GR (12 kg/ha). Trường hợp áp lực rầy cao kết hợp rải Wellof 3GR và phun Hopsan 75EC hay Hoppecin 50EC.

- Sâu cuốn lá nhỏ phun Wellof 330EC; Mimic 20SC; Nouvo 3,6EC bướm rộ 5 - 7 ngày.

- Nhện gié phun Takare 2EC.

- Bệnh đạo ôn (lá, thân) phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đạo ôn cổ bông, đốm vằn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm, cháy bìa lá phun ngừa bộ ba HAI-BBC (Beam 75WP, Carbenda super 50SC và Bonny 4SL) trước trổ 3 - 5 ngày và sau trổ đều.

Cây chè:

- Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC sáng sớm khi cánh còn ướt.

- Nhện đỏ phun Takare 2EC.

- Rầy xanh phun Applaud 10WP, Mospilan 3EC rầy tuổi còn nhỏ.

Cà phê:

- Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP khi bệnh chớm xuất hiện, nếu bệnh nặng phun lại lần 2.

- Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện, bệnh nặng phun lập lại cách nhau 7 - 10 ngày.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm