| Hotline: 0983.970.780

Dưa bở bí đầu ra

Thứ Sáu 26/04/2013 , 10:39 (GMT+7)

Từ nhiều năm nay dưa bở đã trở thành cây trồng chính trong vụ xuân tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân thôn Bắc Thượng, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Từ nhiều năm nay dưa bở đã trở thành cây trồng chính trong vụ xuân tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân thôn Bắc Thượng, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Đây là vùng trồng dưa chuyên canh, tập trung theo hướng SX hàng hóa. Ông Nguyễn Ngọc Đồng, Chủ nhiệm HTXNN Bắc Thượng cho biết tổng chi phí cho 1 sào dưa khoảng 1 triệu đồng, bao gồm giống, ni lông che phủ, phân bón, thuốc BVTV. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi được mùa được giá, cây dưa bở cho năng suất trung bình 900 - 1.000 kg/sào với giá bán bình quân cả vụ 4.000 - 5.000 đ/kg, tính ra thu được 4,5 - 5 triệu đ/sào, trừ chi phí lãi 3,5 - 4 triệu, thu nhập cao hơn gấp 4 - 5 lần so với cấy lúa.

Vụ xuân năm nay cả thôn trồng được 28 ha dưa các loại, trong đó dưa bở chiếm hơn 2/3 diện tích. Thế nhưng người trồng đang méo mặt vì dưa, "điệp khúc" mất mùa rớt giá lại tái diễn, tiêu thụ rất khó khăn.

Do ảnh hưởng của thời tiết bất thuận, đợt mưa rét cuối vụ từ 9 - 11/4 nhiệt độ giảm đột ngột kết hợp gió mạnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển, dưa bị rụng hoa và quả non làm cho năng suất giảm trầm trọng. Thông thường trong SXNN, mất mùa thì được giá, tiêu thụ thuận lợi nhưng thực tế ở đây lại diễn ra ngược lại. Thời gian thu hoạch dưa kéo dài khoảng 1 tháng, giá đầu vụ bao giờ cũng cao, sau đó giảm dần và đứng ở mức 4.000 - 5.000 đ/kg.

Thời điểm này nông dân mới bắt đầu thu hoạch dưa được khoảng 1 tuần, giá chỉ ở mức 4.000 đ/kg bán buôn, 5.000 đ/kg bán lẻ nhưng vẫn khó tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Tuấn, một nông dân trồng dưa chỉ vào xe dưa của anh ở bên đường nói: “Rẻ lắm anh ạ, 2 kg dưa không mua nổi 1 cân đậu phụ”.

Theo anh Đồng, chưa bao giờ trồng dưa tiêu thụ khó khăn như năm nay. Mọi năm khi vào vụ thu hoạch là có xe tải về cân dưa chuyển đi nơi khác, nhưng năm nay vẫn không hề có xe nào đến “ăn hàng”, nông dân rất sốt ruột không biết giải quyết bằng cách nào.

Một số người bán dưa cho biết những năm trước hầu hết người trồng dưa ở đây vẫn có thói quen tùy tiện đem dưa ra dọc hai bên đường Đa Phúc bán trực tiếp, nhưng năm nay cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông làm gắt, đuổi liên tục; khách qua đường không dám dừng lại mua.

Bức xúc về tình trạng ế ẩm, mất giá, anh Nguyễn Văn Ngân nói cứ tình trạng này thì dưa thu hoạch về bán không được để vài ngày nứt thối hết không biết đổ đi đâu.

Trao đổi với  một cán bộ Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn được biết, xã và huyện đang tích cực tìm cách tháo gỡ nhưng xem ra vẫn chưa có giải pháp căn cơ và lâu dài. Về lâu dài cần quy hoạch có một bãi đất rộng đủ lớn để người và phương tiện vận tải ra vào mua bán dễ dàng. Cần xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho dưa bở Bắc Thượng, giới thiệu và quảng bá để có đầu ra ổn định.

Ngành chức năng cần vào cuộc tìm đầu ra cho nông dân. Với hơn 20 ha dưa vụ xuân ở Bắc Thượng sản lượng khoảng trên 300 tấn so với cả thành phố thì giá trị không lớn, nhưng điều có ý nghĩa hơn là thể hiện mối liên kết "4 nhà". Mặt khác dưa bở là một loại trái cây bổ mát, rất tốt cho sức khỏe trong mùa hè, nhu cầu tiêu thụ của nội thành rất lớn.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất