| Hotline: 0983.970.780

Đưa ngô lai lên nương

Thứ Hai 23/09/2013 , 10:43 (GMT+7)

Từng bước đặt chân lên ruộng lúa nương, ngô lai đang góp phần thay đổi tập quán canh tác của đồng bào vùng cao hẻo lánh.

Cái tên Mù Cang Chải nghe đã thấy xa hút với sương mù và núi non hiểm trở. Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ, một trong "tứ đại đèo" của Tây Bắc.

Ngoài các ruộng bậc thang trùng điệp thu hút du khách thì Mù Cang Chải vẫn là một miền đất còn rất nghèo nàn, hoang sơ vào bậc nhất Yên Bái. Nhưng từ nay, một bức tranh mới đã được mở ra cho miền đất này khi cây ngô lai đang từng bước đặt chân lên ruộng lúa nương.

Hay tin ruộng nương nhà mình được chọn cùng hai hộ nông dân khác làm thí điểm trồng giống ngô lai mới, anh Giàng A Cheo, bản Cồ Gì Sang B, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái khấp khởi vừa mừng vừa lo. Bản miền núi heo hút chỉ khoảng 20 nóc nhà của bà con Mông với gần 100 nhân khẩu này từ bao đời chỉ biết trồng lúa nương.

Nhưng cũng từ bao đời nay, cây lúa ở đây được trồng không hơn gì cây rừng, cứ chọn đúng mùa là gieo rồi để mặc nhờ trời. Vậy nên, kết quả thu hoạch may lắm thì được khoảng 1,5 tấn/ha, còn không chỉ suýt soát trên dưới 1 tấn, thu nhập từ lúa nương không đáng kể.


Ngỡ ngàng với vụ thu hoạch đầu tiên

Ngoài cây lúa thì cũng có một diện tích nhỏ trồng ngô nhưng toàn là các giống ngô địa phương lại được trồng theo tập quán gieo 3 - 4 hạt một hốc để một cụm cây có nhiều bắp nhưng tất cả đều nhỏ và èo uột. Không có vốn để mua phân bón và thuốc chăm sóc cây, cũng không biết đến những gì gọi là khoa học, kỹ thuật để tiếp cận, cuộc sống cứ thế tiếp diễn với điệp khúc “người gieo, trời chăm”, được chăng hay chớ. Tuy chủ yếu sống về nông nghiệp, nhưng trên thực tế vì trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên thu hoạch từ lúa rất thấp, đời sống đói nghèo không thể tránh được.

Nhưng vào đầu năm nay đã có một sự thay đổi đang dần dần hình thành trên xã Lao Chải khi UBND xã kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông Mù Cang Chải thực hiện mô hình trồng ngô lai trên diện tích lúa nương kém năng suất quy mô thử nghiệm là 1 ha với giống NK66.

Anh Cheo kể, cùng với hai gia đình khác, anh đã dành ra 3.200 m2 trên diện tích nương 5.600 m2 để trồng giống ngô này từ cuối tháng 4/2013. Lần đầu tiên được học cặn kẽ bài học kỹ thuật về mật độ trồng, cách bón phân đúng liều lượng, đúng thời điểm, những điều mà một người vùng sâu vùng xa trước nay chưa từng biết, anh phải mở sổ ra ghi chép rồi cẩn thận làm đúng theo hướng dẫn, vừa làm vừa khấp khởi ngóng trông xem kết quả thế nào.

Ngô mọc nhanh, tươi tốt, tán lá mỡ màng đầy sức sống, khác hẳn với những cây mọc kiểu nhờ trời như trước nay anh vẫn thấy. Ở cái bản bé tí này, chuyện gì mà dân bản không biết, vậy nên hễ thấy anh trưởng bản vốn nổi tiếng là nhanh nhẹn và ham tìm tòi này làm gì là bà con để ý hỏi ngay. Nương chỉ cách bản nửa ngọn đồi nên cứ khi nào anh Cheo đeo gùi lên nương là cũng có vài ba bà, cô địu gùi đi theo học hỏi.

Sau 4 tháng vừa trồng vừa đếm từng ngày cho tới mùa thu hoạch, ngày ấy cũng đến vào một ngày thu cuối tháng 8. Ngay từ xa đã thấy váy áo đầy màu sắc của các bà, các chị vùng cao thấp thoáng giữa ruộng ngô. Náo nức, tò mò với rừng bắp vàng rộm to gần bằng bắp tay người lớn, ai ai cũng đoán già đoán non xem năng suất sẽ là bao nhiêu nhưng không ai đoán trúng cả vì con số thu được bỏ xa năng suất ngô địa phương hay lúa vẫn thấy ở đây. Những 5 tấn/ha, tương đương 30 triệu, cao gấp mấy lần so với trồng lúa nương, những người dân vốn đã quen với cách canh tác cổ truyền ở vùng núi này ai nấy đều ngỡ ngàng.

Giàng A Cheo thật thà nói trong vui mừng khôn tả: “Năm nay gia đình tôi trồng giống ngô này thu được nhiều bắp lắm. Đặc biệt là đến khi bẻ bắp về thì thân và lá ngô vẫn còn xanh nên mấy con trâu lại có thêm thức ăn. Vụ thu đông này tôi sẽ không trồng lúa nữa mà trồng ngô hết. Bán ngô mua đủ gạo cho gia đình ăn mà lại vẫn còn tiền nữa, vui quá, tôi sẽ sắm sửa đồ dùng trong nhà cho vợ con”.


Chưa từng được chứng kiến nương ngô như thế này ở vùng cao

Từng bước đặt chân lên ruộng lúa nương, ngô lai đang góp phần thay đổi tập quán canh tác của đồng bào vùng cao hẻo lánh. Không chỉ riêng Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu cũng là một điểm sáng tại tỉnh Yên Bái khi tích cực hưởng ứng chủ trương của Bộ NN-PTNT chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.

Theo chân những nương ngô vàng óng, sự trù phú sẽ dần dần len vào các bản làng của bà con Mông và các dân tộc ít người khác, hứa hẹn những đổi thay trong đời sống vùng cao khi nguồn thu từ ruộng nương ngày càng được nâng cao.

Ông Giàng A Câu, Phó Chủ tịch UBND xã Lao Chải: “Năm nay xã có 90 ha ngô chuyển đổi trồng toàn bộ giống ngô lai NK trong vụ xuân. Nhìn chung, các giống ngô NK thể hiện tính ưu việt rất cao, chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương nên cho năng suất cao, bắp to, lõi nhỏ, hạt sâu cay.

Với diện tích chuyển đổi này thì trồng ngô lai cho hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần đối với trồng lúa nương. Trong các vụ tới, theo chỉ đạo của UBND huyện, chúng tôi sẽ tích cực vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô lai.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm