| Hotline: 0983.970.780

Đưa rau VietGAP vào chợ

Thứ Hai 02/12/2013 , 10:17 (GMT+7)

Bà Lê Ngọc Đào, PGĐ Sở Công thương TP HCM, nhận định, tiềm năng đưa thêm sản lượng rau VietGAP vào hệ thống siêu thị hãy còn khá lớn.

Theo ông Nguyễn Phước Trung, PGĐ Sở NN-PTNT TP HCM, hiện nay, trên địa bàn TP HCM đã có 9 HTX, Liên tổ sản xuất RAT (gọi chung là HTX) có tổ chức sản xuất rau đạt chứng nhận VietGAP.

Tổng diện tích rau VietGAP ở các HTX này là 144,6 ha, sản lượng 41,1 tấn/ngày (rau ăn lá 18,6 tấn, rau ăn quả 22,5 tấn). Khả năng mở rộng diện tích sản xuất rau VietGAP của các HTX nhìn chung còn khá lớn.

Hiện nay, kênh tiêu thụ chính của rau VietGAP do các HTX ở TP HCM sản xuất là hệ thống siêu thị (Saigon Co.op, Maximart, BigC, Metro, Lotte Mart, Fivimart ...), với sản lượng cung ứng bình quân 53,1 tấn/ngày (chiếm 58,72%). Các kênh tiêu thụ khác (Cty XK nông sản, Cty chế biến, bếp ăn tập thể, xuất ăn công nghiệp, trường học, nhà trẻ, cửa hàng tiện ích ...), sản lượng cung ứng bình quân 6,1 tấn/ngày, chiếm 6,88%).


Sản phẩm rau VietGAP của TP HCM

Về kênh XK, chỉ mới có HTX Nông nghiệp Thỏ Việt XK trực tiếp được rau VietGAP sang các thị trường Đức, Hà Lan, Dubai với sản lượng bình quân 20 tấn/tháng.

Bà Lê Ngọc Đào, PGĐ Sở Công thương TP HCM, nhận định, tiềm năng đưa thêm sản lượng rau VietGAP do các HTX trên địa bàn TP sản xuất vào hệ thống siêu thị hãy còn khá lớn. Kết quả khảo sát của Sở Công thương trong thời gian qua cho thấy, hiện nay, mỗi ngày, hệ thống siêu thị trên địa bàn TP tiêu thụ bình quân 217,53 tấn rau, trong đó rau VietGAP là 98,63 tấn.

Bà Đào cho biết, nhóm rau ăn lá có tiềm năng tăng lượng cung ứng sản phẩm VietGAP lớn nhất, bởi trên 70% lượng rau ăn lá VietGAP mà các siêu thị đang tiêu thụ mỗi ngày là từ các tỉnh đưa về. Nhóm rau ăn quả cũng là nhóm mặt hàng thế mạnh của các HTX ở TP, với các mặt hàng chính như mướp, bí đỏ, bí đao xanh, khổ qua, susu ..., với lượng cung ứng chiếm 33% lượng rau VietGAP mà TP tiêu thụ mỗi ngày.

Cũng theo bà Đào, trong năm 2014, dự báo tổng sản lượng tiêu thụ rau VietGAP ở TP HCM sẽ tăng 39% so với nhu cầu hiện tại và đạt mức bình quân 137 tấn/ngày. Đến năm 2020, lượng rau VietGAP tiêu thụ mỗi ngày có thể đạt tới 962 tấn. Do đó, dễ nhận thấy rằng đầu ra cho các sản phẩm rau VietGAP ở TP HCM là khá lớn.

Nếu các HTX có sự đầu tư bài bản về quy trình trồng trọt, vừa đảm báo năng suất, vừa đáp ứng được các điều kiện của tiêu chuẩn VietGAP, chuẩn bị tốt phương án sản xuất, dự báo chính xác nhu cầu và thị hiếu của thị trường, thì sẽ không phải lo lắng về đầu ra cho rau VietGAP.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số HTX, ngoài việc đẩy mạnh đưa rau VietGAP vào hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện ích, bếp ăn tập thể, xuất ăn công nghiệp ..., những người trồng rau cũng đang mong mỏi làm sao có thể đưa được sản phẩm này vào các chợ truyền thống sao cho người tiêu dùng có thể nhận diện được và quan tâm tiêu thụ sản phẩm này. Bởi rất nhiều người tiêu dùng ở TP vẫn đang chủ yếu mua rau bán ở các chợ.

Trong khi đó, phần lớn rau bán ở các chợ hiện nay đều không rõ nguồn gốc, chất lượng, ATTP. Do đó, nếu rau VietGAP thâm nhập vào được các chợ, sẽ mở ra một kênh tiêu thụ quan trọng cho sản phẩm này.

Mặt khác, do còn khó khăn trong việc đưa rau VIetGAP vào hệ thống siêu thị, nên một số HTX ở TP HCM vẫn đang phải bán một lượng không nhỏ rau VietGAP ra các chợ truyền thống. Hay có những thời điểm sản lượng rau VietGAP quá nhiều, siêu thị không lấy hết, một số HTX cũng phải đưa bớt ra chợ. Mà rau VietGAP ra chợ thì cũng hóa thành rau thường do người đi chợ chưa nhận diện được sản phẩm VietGAP.

Thực tế, đã có một số HTX, DN mạnh dạn đưa rau VietGAP vào bán ở chợ. Đi đầu có thể kể tới Cty TNHH XNK Nông Sản An Toàn. Cty này đã mở 4 cửa hàng bán rau VietGAP tại khu vực các chợ Cô Giang, Tân Định, Trần Hữu Trang và Phạm Văn Hai.

Nhờ vậy, những cửa hàng này đã có được lượng khách hàng quen, và tổng lượng rau VietGAP tiêu thụ đã đạt vài chục tấn mỗi ngày. Cty TNHH XNK Nông Sản An Toàn vừa ký hợp đồng phân phối với nhiều HTX ở TP HCM, Lâm Đồng và sắp tới sẽ mở thêm 7 điểm bán rau ở các khu vực chợ.

HTX Nông nghiệp Thỏ Việt cũng đang tích cực xúc tiến việc đưa rau VietGAP vào bán ở các chợ. Hiện HTX này đang tìm một mặt bằng ở trung tâm TP, vừa làm Showroom trưng bày các sản phẩm rau VietGAP, vừa là điểm tập kết để phân phối sản phẩm này cho các tiểu thương ở các chợ có nhu cầu bán loại rau này.

Vừa qua, HTX Thỏ Việt đã tổ chức cho nhiều tiểu thương đi tham quy trình trồng trọt, thu hoạch ra VietGAP. Sau buổi tham quan, nhận thấy lợi ích thiết thực của rau VietGAP đối với sức khỏe người tiêu dùng, nhiều tiểu thương đã bày tỏ mong muốn sẵn sàng bán loại rau này.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm