| Hotline: 0983.970.780

Đức Lâm nỡ nào để con em thất học!

Thứ Hai 17/09/2012 , 09:36 (GMT+7)

Từ ngày khai giảng năm học mới đến nay, do phản đối việc nhập trường nên rất nhiều phụ huynh xã Đức Lâm (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã không cho con em mình đi học.

Mặc dù đã có quyết định sáp nhập trường THCS Đức Lâm về trường THCS Lê Văn Thiêm nhưng nhiều phụ huynh vẫn không cho con em mình đến trường mới

Từ ngày khai giảng năm học mới đến nay, do phản đối việc nhập trường nên rất nhiều phụ huynh xã Đức Lâm (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã không cho con em mình đi học. Đến nay học sinh toàn quốc đã vào học hai tuần lễ rồi nhưng hàng trăm học sinh ở xã này vẫn chưa được đến trường.

Đi đầu đổi mới

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, Hà Tĩnh đã phê duyệt đề án “Quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tinh gọn lại bộ máy giáo dục trong công cuộc đổi mới, phát triển. Những năm trước đây, mạng lưới giáo dục các bậc học, cấp học ở Hà Tĩnh được mở ra khắp các địa phương, vùng miền và đã có tác dụng tích cực, nâng cao dân trí, thu hút tối đa học sinh đến trường. Nên Hà Tĩnh thuộc trong những tỉnh sớm đạt chuẩn quốc gia về giáo dục tiểu học và THCS.

Trong công cuộc đổi mới, Hà Tĩnh lại tiếp tục bắt tay nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo theo tinh thần nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND với Đề án phát triển giáo dục toàn diện bằng đề án sáp nhập các cấp học từ mầm non đến tiểu học, THCS nhằm tinh gọn bộ máy giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học đúng với tinh thần Quyết định Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo số liệu từ Sở GD- ĐT Hà Tĩnh, đến hết năm học 2011-2012 toàn tỉnh có 278 trường mầm non, 304 trường tiểu học, 185 trường THCS, 45 trường PTTH. Hà Tĩnh đã định hướng quy hoạch hệ thống giáo dục từ nay đến năm 2020, theo phương án mỗi xã chỉ bố trí 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học; bậc THCS bố trí theo mô hình trường liên xã với quy mô mỗi trường phải đạt từ 16 lớp trở lên.

Trung tâm trường phải được chọn điểm thích hợp, thuận lợi cho học sinh đi lại. Đối với cấp học THPT, sáp nhập, giải thể các trường có quy mô dưới 16 lớp. Sau một thời gian thực hiện sáp nhập, kết quả cho thấy, việc tinh gọn hệ thống giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đã phát huy hiệu quả. 

Nỗi buồn Đức Lâm

Thực hiện chủ trương sáp nhập trường học các cấp, Đức Thọ là một trong những huyện đã vào cuộc quyết liệt và sáp nhập thành công 2 cấp học như, trường tiểu học Đông Thái và Tùng Ảnh thành trường tiểu học Tùng Ảnh; trường tiểu học Trường Sơn 1 và Trường Sơn 2 thành trường tiểu học Trường Sơn; trường THCS Hòa Lạc và trường Đậu Quang Lĩnh thành trường THCS Đậu Quang Lĩnh.

Tại điểm trường mới này, mặc dù học sinh có nơi phải đi học xa hơn nhưng hầu hết phụ huynh, học sinh đều nhận thức đúng đắn nên các con em của họ đều tựu trường đúng ngày khai giảng. Thế nhưng, khi sáp nhập trường THCS Đức Lâm vào trường Lê Văn Thiêm thì một bộ phận phụ huynh Đức Lâm đã không cho con em mình sang học ở điểm trường này, dẫn đến việc hàng trăm học sinh mỗi buổi sáng cứ kéo nhau mang sách vở đơn phương đến nơi trường cũ.

Ông Phạm Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Đức Lâm cho biết, Đức Lâm có 294 học sinh sáp nhập sang trường mới, trước ngày khai giảng, nhà trường tập trung học sinh để quán triệt tinh thần khai giảng thì tỷ lệ học sinh Đức Lâm đến trường mới có đến 280/294 em (chỉ vắng 14 em), thế nhưng, đến ngày khai giảng thì số học sinh Đức Lâm đến trường mới chỉ còn khoảng một nửa, số còn lại phụ huynh không cho đi học mà buộc con em mình phải tập trung về trường cũ nhằm phản đối việc sáp nhập trường.

Cũng từ đó đến nay, tỷ lệ học sinh Đức Lâm đến lớp càng thưa dần, đến ngày 14/9, ca học buổi sáng chỉ có 42/142 em (vắng 100 em); buổi chiều có 60/155 em (vắng 95 em). Theo một số phụ huynh, việc giải thể, sáp nhập trường họ không được bàn bạc, không hay biết gì về chủ trương này, khi năm học cận kề lúc đó phụ huynh mới vỡ lẽ ra phải đưa con sang nhập học ở trường Lê Văn Thiêm.

 Đồng thời, họ còn cho rằng, trường Đức Lâm có truyền thống hơn 40 năm là trường chuẩn quốc gia vả lại khi sáp nhập trường, học sinh phải đi học xa hơn; đi lại thường ngày trên quốc lộ 8A, sợ không đảm bảo an toàn giao thông...

Với những lập luận trên, nên phụ huynh Đức Lâm không những không cho con em mình đi học tại trường mới mà còn kéo lên xã, lên huyện để phản đối. Mặc dù được giải thích nhưng họ vẫn không nghe. Khi sự việc xảy ra, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể từ xã đến huyện đến tận từng gia đình tuyên truyền vận động nhưng tình hình cho đến ngày 17/9 vẫn chưa được cải thiện.

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh Nguyễn Đức Hảo cho biết, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện tốt đề án sáp nhập như huyện Can Lộc từ 71 trường xuống còn 59 trường (trong đó, mầm non 24 trường giảm còn 23 trường; tiểu học 29 xuống 24 trường; THCS từ 18 xuống 12 trường); Hương Khê từ 82 trường xuống còn 56 trường (mầm non giảm từ 26 xuống 22 trường; cấp tiểu học 36 xuống 22 và THCS 20 xuống 12 trường); tiếp đến là huyện Hương Sơn, thành phố Hà Tĩnh...

Điều này thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục cũng như thể hiện sự nhận thức đúng đắn của phụ huynh, học sinh đối với một chủ trương lớn có hiệu quả của tỉnh Hà Tĩnh. 

Ông Võ Công Hàm - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho rằng: Những lý do trên của phụ huynh, học sinh ở xã Đức Lâm, UBND huyện sẽ xem xét để có những biện pháp khắc phục dần, nhưng việc sáp nhập trường THCS Đức Lâm sang trường Lê Văn Thiêm là không thể thay đổi, bởi lẽ, trường Lê Văn Thiêm là điểm trường chung của 3 xã Đức Thủy, Trung Lễ, Đức Lâm, nơi xa nhất cũng chỉ khoảng từ 2- 2,5 km.

Theo quy định mới, mỗi trường phải đạt tiêu chuẩn từ 16 lớp trở lên nên không thể không sáp nhập trường Đức Lâm. Vì lẽ đó, phụ huynh, học sinh Đức Lâm phải bằng mọi cách đưa con đến trường học cho kịp bạn bè, không nên vì một cản trở nào đó làm ảnh hưởng học tập của con em mình.

Theo ghi nhận của chúng tôi, việc sáp nhập trường Đức Lâm vào trường Lê Văn Thiêm, lãnh đạo huyện Đức Thọ đã có nghị quyết từ khá sớm nhưng cấp xã, xóm phần nào đã xem nhẹ việc tuyên truyền, họp dân, họp phụ huynh... dẫn đến phụ huynh và nhân dân chưa thấu đáo chủ trương. Mặt khác, không ngoại lệ một bộ phận nhỏ có kinh doanh buôn bán ở khu vực trường Đức Lâm, khi trường chuyển đi, sẽ mất nghề nên họ tung tin đồn thất thiệt để tuyên truyền phụ huynh, nhân dân cố gắng giữ con em học tại trường cũ.

Lời kết

Thiết nghĩ, dù bất cứ lý do gì, việc phụ huynh Đức Lâm không cho các em học sinh đến trường đi học là một việc làm sai trái, vi phạm pháp luật (pháp luật quy định trẻ em phải được đi học, ai đe dọa, ngăn cản các em đi học là vi phạm).

Việc sáp nhập trường là không hề thay đổi, vì vậy, hơn ai hết, các phụ huynh Đức Lâm hãy bình tĩnh, nhận thức lại kỹ càng vấn đề để sớm cho con em được đến lớp. Không được đi học, người bị thiệt thòi hơn cả chính là các em học sinh của chúng ta chứ không ngoài ai ra.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm