| Hotline: 0983.970.780

Đừng áp lực với con về điểm số và trường này trường nọ ở đại học

Thứ Hai 16/04/2018 , 06:50 (GMT+7)

Quyết nhưng vẫn bất an cô ơi. Như là mắc kẹt với đứa con lớp 10 này. Đi cũng dở mà ở cũng không xong. Lên nội trú thì như đưa con đi đày, ở nhà với ba mẹ mình cũng đâu kiểm soát được nó?

Cô kính mến!

Những ngày qua, thông tin trên mạng xã hội và trên báo chí về trường hợp một em nam sinh ở một trường nổi tiếng của TP.HCM tự vẫn vì áp lực học hành khiến vợ chồng cháu hoang mang quá cô ơi.

Số là con trai cháu năm nay thi vô lớp 10 nè cô. Chúng cháu ở tỉnh (không quá xa thành phố như em nam sinh kia), có nguyện vọng đưa con vô trường nội trú ấy để con được quản lý, kèm cặp.

Cũng bởi vì con của bác ruột nó đã từng học cấp III ở đó, nó mô tả cách sống và cách dạy, cách học cho chúng cháu biết, thấy cũng an tâm. Đứa con của bác ruột đó đã vô Đại học Y - Dược TP.HCM đó cô.

Con trai cháu học không giỏi lắm, gọi là khá thôi cô. Hôm rồi trong một số của Chương trình Đường lên đỉnh Olympia, có một em học trường ấy đi thi, em thua xa các em ở các trường khác vì kiến văn xã hội quá kém. Vậy là họ dạy lệch nên học sinh bị lệch, đúng không cô?

Chúng cháu là công chức, chúng cháu không có ai ở nhà với con ngoài giờ học nên nó có mê điện tử. Nếu học ở thị xã, lên cấp III nó lớn xác hơn, vẫn cứ mê vậy mà nói không được thì coi như ba mẹ tuột tay nó trước mắt mình, đúng không cô?

Vợ chồng cháu suy tính nát nước, quyết định hè này cho con lên học thử và vẫn thi ở thị xã đây, được sao hay vậy.

Quyết nhưng vẫn bất an cô ơi. Như là mắc kẹt với đứa con lớp 10 này. Đi cũng dở mà ở cũng không xong. Lên nội trú thì như đưa con đi đày, ở nhà với ba mẹ mình cũng đâu kiểm soát được nó. Thời buổi gì có hai đứa con mà bạc cả tóc. Cô có cao kiến gì giúp cháu không cô?

---------------------

Cháu thân mến!

Quả thực chuyện một nam sinh lớp 10 ở một trường danh tiếng tự vẫn có thư tuyệt mệnh gây choáng váng quá. Vì là em này điểm trung bình cao ngất, 8,9 rất giỏi. Thì ra em có anh trai đang học Y - Dược, bố mẹ em này muốn em cũng xuất sắc như anh để vô Y - Dược nữa. Có lẽ vì bác sĩ và dược sĩ dễ kiếm tiền mà lại sang nên gia đình ấy mọi giá muốn con mình hơn thiên hạ.

Tất cả những biểu hiện rối và nát của ngành giáo dục có thể qui về một nguyên do: ấy là nền giáo dục hư học. Hư học là sao? Là vì chạy theo thành tích, điểm thi đua, học để thi chứ không phải để tích lũy, học cho hư vô, chứ không phải thực học. Có sửa chữa cũng mất vài thập kỷ, học và hành và thư giãn như bao nhiêu xứ sở hiền hậu ở trên đời.

Có một gã trai vị thành niên trong nhà phải lo sốt vó thật. Cửa ải lớp 10 quan trọng còn hơn cửa tốt nghiệp 12, vì tuổi này nó dở ương quá. Cháu phải cùng chồng cân nhắc nhiều đi. Học là chính hay sống bình lặng, tà tà, gần cha gần mẹ là chính.

Có gia đình không đặt tham vọng cho con, đều đều, nước lên bèo lên, nữa sẽ học nghề, thậm chí làm nông, làm vườn, trồng cây cảnh, chăn nuôi… Cũng có những nhà quyết cho con làm ông nọ bà kia, mà phải vật lộn để ngoi lên.

Khi con đã nghiện game thì không chắc nó học giỏi được. Các cháu nên đặt mục tiêu con ngay ngắn đã. Có thể nên học hè, xem thử nó có chịu nổi kiểu sống và kiểu học của trường ấy không. Rồi cùng lắm, sau lớp 10, nó trưởng thành lên chút nữa, sẽ chuyển về lại tỉnh nhà.

Cũng là một cách cho con từng trải lên, vật lộn với môi trường chỉ có học và học, như quân đội để cải tạo nó. Nhé, người ta rắp tâm mô hình gọt một đứa lười, vô định, chểnh mảng thành người có kỷ luật có phấn đấu, cũng nên chứ.

Có điều, đừng áp lực điểm số và trường này trường nọ ở đại học. Nó thẳng thớm hơn, tác phong tự lập, biết tự học… là mục tiêu ngắn của riêng lớp 10 này thôi, là được. Sau đó tính sau, nhé.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm