| Hotline: 0983.970.780

Đừng chê người nhà quê

Thứ Năm 10/11/2016 , 09:05 (GMT+7)

Mình là người nhà quê, dân tỉnh lẻ lên thành phố trọ học. Bạn là dân thành thị chính gốc, nước da sáng, sang trọng, quần áo đủ kiểu, đủ màu. 

Trời xui đất khiến sao cho mình và bạn học chung trường, chung lớp. Có lẽ vì tay lấm chân bùn, nước da đen đúa, khác với phong cách của bạn nên lúc nào bạn cũng chê mình nhà quê, "hai lúa".

Mình hiểu điều đó và mình thấy rất rõ khoảng cách của cả hai nên mình ít tiếp xúc, cố không xuất hiện trước mặt bạn để cho mình đỡ... quê và bạn cũng không phiền lòng. Nhưng mình không bao giờ thoát khỏi ánh nhìn hiềm khích, thương hại từ bạn.

Bạn ạ, mình hiểu mình là người nhà quê, theo như cách nói và suy nghĩ của bạn. Nhưng theo mình nghĩ thì mình luôn tự hào về điều đó. Cái nguồn gốc nhà quê ấy đã mang lại cho mình cuộc sống tốt đẹp. Ba mẹ mình quanh năm tay lấm chân bùn, dầm mưa dãi nắng đã làm ra những hạt gạo trắng tinh nuôi mình khôn lớn, đem lại cái ăn no bụng cho muôn người.

Ừ thì nhà quê thật đấy, nhưng nhờ thế mới tạo ra những dòng sông tràn ngập phù sa tưới mát ruộng đồng, đưa ghe, thuyền đến những miền đất xa lạ, yên ả. Không gian thanh bình yên ả làm cho mình cảm thấy mạnh hơn, khỏe hơn và ngập tràn hạnh phúc.

Nhờ những con người nhà quê, đã che chở cho mình, dạy mình những điều hay lẽ phải, biết sống đoàn kết, thân thiện, chan hòa yêu thương. Nhất là gia đình mình. Họ luôn biết cách để làm mình tin rằng, quê hương là số một, dù đi đâu xa vẫn cảm thấy tự hào, quay về.

Nhờ nhà quê, đã cho mình cảm thấy yêu quê hương, đất nước nhiều hơn. Mỗi miếng đất phèn chua, khúc sông uốn lượn hay một vùng trời chói chang đổ lửa, một mảng xanh bao trùm... đều làm nên một đất nước yêu thương.

Những mảnh ghép bé nhỏ của quê mình đã xây dựng nên một đất nước hùng mạnh. Đất nước ấy có cả mình, bạn và tất cả những bạn bè của khắp mọi nơi có hình chữ S thân thương. Đó là đất nước Việt Nam của muôn đời.

(20/130/1A Đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm